当前位置:首页 > La liga

【lich thi dau giai phap】Mở rộng khái niệm tài sản công

Cần phải đánh giá đúng và đầy đủ toàn bộ tài sản quốc gia,ởrộngkháiniệmtàisảncôlich thi dau giai phap chứ không chỉ bó hẹp trong phạm vi tài sản công hay TSNN.

Sử dụng tài sản nhà nước còn nhiều thất thoát, lãng phí

Việc quản lý TSNN hiện được điều chỉnh bởi Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và rất nhiều luật chuyên ngành khác như Luật Đất đai; Luật Tài nguyên nước, Luật Khoáng sản; Luật Dầu khí; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tưvào sản xuất, kinh doanh; Luật Ngân sách nhà nước… Tuy nhiên, chỉ điểm qua một số công trình được xây dựng bằng tiền thuế của dân trên địa bàn Hà Nội đang được cho thuê mở nhà hàng, sử dụng không đúng công năng, PGS-TS Đặng Văn Thanh, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế- Ngân sách của Quốc hội thẳng thắn cho rằng, một khối lượng tài sản nhà nước đang sử dụng kém hiệu quả, còn nhiều thất thoát, lãng phí, chiếm dụng, trục lợi.

Chia sẻ vấn đề này, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế (Kiểm toán Nhà nước), ông Đặng Văn Hải đã lấy một số dẫn chứng sau khi kiểm toán dự ánBT (xây dựng - chuyển giao) để chỉ ra rằng, TSNN đã và đang bị thất thoát, lãng phí. “Năm 2019, sau khi kiểm toán 28 dự án BT, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý hơn 5.058 tỷ đồng. Còn khi kiểm toán dự án BOT (xây dựng - khai thác - chuyển giao), Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị giảm thời gian thu phí hoàn vốn tới 300 năm so với phương án ban đầu của chủ đầu tư”, ông Hải cho biết.

Việc quản lý, sử dụng TSNN tại doanh nghiệpnhà nước, theo ông Hải, cũng đang trong tình trạng bị thất thoát, lãng phí. Ông Hải dẫn chứng, trong giai đoạn 2011-2019, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị tăng thu ngân sách nhà nước 41.301 tỷ đồng; kiểm toán việc hoàn thuế giá trị gia tăng tại 19 địa phương đã phát hiện ra trên 1.396 tỷ đồng hoàn thuế chưa phù hợp; phát hiện nhiều trường hợp gian lận, có dấu hiệu vi phạm pháp luật phải chuyển cơ quan công an điều tra, xử lý, truy tố trước pháp luật.

Đánh giá đúng và đầy đủ toàn bộ tài sản quốc gia

Trong cả nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã thực hiện 2 cuộc giám sát tối cao về quản lý, sử dụng vốn, TSNN tại doanh nghiệp và cổ phần hóa giai đoạn 2011-2016; quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị giai đoạn 2013-2018. Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thực hiện 3 giám sát chuyên đề về đầu tư, khai thác các công trình giao thông theo hình thức BOT; quản lý, sử dụng vốn vay nước ngoài giai đoạn 2011-2016; quản lý, sử dụng các quỹ ngoài ngân sách nhà nước giai đoạn 2013-2018.

Cần phải hiểu tài sản quốc gia là toàn bộ nguồn lực vật chất và tinh thần của một đất nước mới giám sát, kiểm soát, quản lý, khai thác hiệu quả.

- PGS-TS Đặng Văn Thanh, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế - Ngân sách của Quốc hội

分享到: