当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【dự đoán mu】Bảo vệ rừng từ chính kinh tế rừng 正文

【dự đoán mu】Bảo vệ rừng từ chính kinh tế rừng

来源:88Point   作者:World Cup   时间:2025-01-09 13:44:48

Báo Cà Mau(CMO) “Khi rừng đã thật sự trở thành tài sản của người dân thì việc bảo vệ và phát triển rừng cũng như PCCCR không ai làm tốt hơn chính họ. Và thực tế hơn 5 năm qua, trên lâm phần của công ty chưa xảy ra vụ cháy nào”, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ Trần Văn Hiếu khẳng định.

Làm giàu trên đất rừng

Những năm gần đây, khi kinh tế rừng đã phát triển hơn hẳn thì số vụ cháy rừng vào mùa khô cũng đã giảm xuống rất thấp, đặc biệt là cháy lớn gần như không còn xảy ra. Tất nhiên, có được kết quả này là tổng hợp của nhiều yếu tố, từ công tác chỉ đạo, sự chủ động trong PCCCR của các đơn vị chủ rừng và không thể thiếu là sự cộng đồng trách nhiệm của người dân.

Do hệ thống hạ tầng còn hạn chế nên chi phí vận chuyển lâm sản chiếm khoảng 25-30% giá trị.

Nếu như trước đây người dân nhận khoán đất rừng trên lâm phần U Minh Hạ tìm mọi cách phá rừng để mở rộng diện tích đất sản xuất thì nay họ lại chủ động trồng rừng trên đất được sản xuất kết hợp. Sự thay đổi 360 độ này của người dân trên lâm phần rừng U Minh chủ yếu do kinh tế rừng những năm gần đây đã dần lấy lại vị trí dẫn đầu trong cơ cấu kinh tế. “Rừng U Minh hiện nay không còn mục tiêu thoát nghèo như trước mà đang chuyển sang giai đoạn đi lên làm giàu”, ông Hiếu cho biết.

Mặc dù trong 2 năm trở lại đây việc tiêu thụ và giá thành lâm sản có phần khó khăn hơn giai đoạn trước đó, do sản lượng khai thác tăng cao từ 300-400 ngàn/m3 lên 500-600 ngàn/m3. Tuy nhiên, thu nhập từ lâm sản mang lại cho người dân hiện vẫn còn khá cao.
Trên lâm phần rừng U Minh Hạ hiện nay có 3 loại cây trồng chính là keo lai, tràm Úc, tràm cừ. Theo thống kê, hiện nay cây keo mỗi năm mang về lợi nhuận cho người dân khoảng 22 triệu đồng/ha, tràm Úc khoảng 32-33 triệu đồng/ha, còn cây tràm cừ cũng khoảng 17 triệu đồng/ha. Nếu nhìn vào những con số này thì có thể thấy, cây tràm Úc hiện đang chiếm ưu thế và đang so kè với những vùng đất trồng lúa theo mô hình cánh đồng lớn của tỉnh.

Xây dựng chuỗi giá trị lâm sản

Giá trị lâm sản tăng làm cho phương thức tổ chức sản xuất của người dân cũng thay đổi theo. Từ cách trồng truyền thống nay đa phần thêm chuyển sang kê liếp trồng theo hình thức thâm canh. Ông Hiếu cho biết, tất cả các loại rừng trồng trong lâm phần của công ty từ keo, tràm Úc cho đến tràm cừ đều được kê liếp trồng thâm canh. Ngoài ra, phần diện tích 30% sản xuất kết hợp người dân cơ bản cũng đã chuyển sang kê liếp trồng rừng. Do đó, công tác PCCCR trên lâm phần của công ty tương đối thuận lợi hơn các đơn vị khác.

Nói về những thuận lợi trong công tác PCCCR, ông Hiếu phân tích, diện tích sản xuất kết hợp giảm tức giảm được nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng cháy rừng xảy ra là do bà con đốt đồng cải tạo đất. Bên cạnh đó, việc kê liếp, bờ bao khuôn hộ không chỉ giảm được nguy cơ cháy mà khi có cháy cũng dễ dàng vận chuyển phương tiện máy móc, có nước phục vụ công tác chữa cháy tại chỗ, ngăn chặn được cháy lớn. Khi kinh tế phát triển, người dân chủ động hơn trong việc mua thêm máy móc thiết bị phục vụ công tác PCCCR để bảo vệ tài sản của chính họ.

Xét về điều kiện tự nhiên trong việc trồng rừng nguyên liệu thì khó nơi nào có thể so sánh được với vùng rừng U Minh Hạ. Bởi hiện nay, nơi này vừa có thể trồng được cây tràm Úc vừa có thể trồng được keo lai, tràm cừ và nhiều loại cây khác với năng suất cao. Tuy nhiên, đầu ra sản phẩm gỗ hiện nay là mối quan tâm lớn nhất khi trên địa bàn tỉnh chưa có nhà máy mà chủ yếu là bán cho nhà máy ở Kiên Giang (gỗ củi) còn lại gỗ lớn (gỗ xẻ) bán cho các nhà máy ở Bình Dương, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh…

Cụ thể năm 2017-2018, các chủ rừng chỉ khai thác được khoảng 60-70% sản lượng so với tổng sản lượng được UBND tỉnh cho phép khai thác, do chưa bán được. Phó giám đốc Sở NN&PTNT Trần Văn Thức cho biết, phần diện tích này chủ yếu rơi vào gỗ đước do hiện nay một số nước nhập khẩu than đước có phần hạn chế về số lượng. Đối với cây keo lai và cây tràm, do sản lượng cao nhưng trên địa bàn tỉnh chưa có nhà máy. “Mong muốn lớn nhất của tỉnh hiện nay là làm sao xây dựng được nhà máy chế biến gỗ trên địa bàn để không chỉ đảm bảo đầu ra, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm lâm sản mà còn giảm chi phí vận chuyển cho người dân”, ông Thức chia sẻ.

Những khó khăn còn tồn tại trên lâm phần U Minh Hạ và cả khu vực rừng ngập mặn đang được tỉnh tiếp tục có những giải pháp để tháo gỡ cũng như thúc đẩy ngày một tốt hơn thông qua việc sắp xếp hai công ty lâm nghiệp. Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử khẳng định, tinh thần chỉ đạo của tỉnh là sau khi sắp xếp, hai công ty phải được nâng cao hơn năng lực về giống, chế biến, tiêu thụ cũng như công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng… thông qua xây dựng chuỗi giá trị gia tăng cho lâm sản.

Nếu xây dựng chuỗi giá trị gia tăng trong sản xuất lâm nghiệp, tin rằng diện tích có rừng của tỉnh không chỉ dừng lại ở con số 95 ngàn héc-ta như hiện nay. Bởi tỉnh vẫn còn hơn 65 ngàn héc-ta đất lâm nghiệp chưa có rừng. Đây là cơ sở để tỉnh có thể chuyển dịch cây trồng trong thời gian tới./.

Nguyễn Phú

标签:

责任编辑:World Cup