Năm 1950,ạtđộngđolườnggópphầnlàmchocuộcsốngtốtđẹphơheerenveen – ajax Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 8/SL thống nhất đo lường nước ta theo hệ Mét. Đây là hệ đo lường khoa học và tiên tiến trên thế giới; tạo điều kiện thuận lợi để đưa công tác đo lường của nước ta hội nhập vào dòng chảy của văn minh và tiến bộ trên toàn thế giới. Đây cũng là điểm xuất phát của sự ra đời và trưởng thành của ngành đo lường nước ta. Nhân dịp xuất bản số báo đặc biệt, chào mừng xuân mới, PV Tạp chí Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượngđã có phỏng vấn với ông Trần Quang Uy - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đo lường Việt Nam về sự phát triển của hoạt động này trong đời sống và nền kinh tế. Thưa ông, cùng với luật, các nghị định và thông tư liên quan đến đo lường được ban hành thời gian qua, đã cơ bản đáp ứng được các đòi hỏi, yêu cầu cho hoạt động Đo lường ở Việt Nam phát triển? Luật Đo lường được Quốc Hội khóa 13 thông qua ngày 11/11/2011 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2012. Cùng với luật, các Nghị định và Thông tư liên quan đến Luật đo lường được ban hành đến nay đã cơ bản đáp ứng những yêu cầu quản lý nhà nước về đo lường ở nước ta thể hiện rõ nhất qua các hoạt động: Cụ thể là xây dựng và phát triển hệ thống chuẩn đo lường quốc gia, đảm bảo thống nhất, chính xác của đơn vị đo lường pháp định để sử dụng trong toàn xã hội góp phần đảm công bằng xã hội trong thương mại; đảm bảo an toàn; bảo vệ sức khoẻ, môi trường; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi tổ chức, cá nhân; nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá; sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, vật tư, năng lượng; đảm bảo an ninh, quốc phòng; đẩy mạnh phát triển KH&CN. Phân công, phân cấp rõ ràng, cụ thể trách nhiệm quản lý nhà nước về đo lường từ Chính phủ, Bộ KH&CN, các Bộ, cơ quan ngang Bộ đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; Sử dụng hiệu quả đầu tư tăng cường năng lực (cơ sở vật chất - kỹ thuật, con người) của các cơ quan thực thi trách nhiệm quản lý nhà nước về đo lường; Tăng cường hoạt động kiểm tra nhà nước về đo lường; Quy định mức phạt tiền cao để đủ sức răn đe, phòng ngừa và xử lý các hành vi vi phạm về đo lường. Hoạt động Đo lường ảnh hưởng và tác động tới nhiều mảng của cuộc sống nhưng hạ tầng về đo lường còn yếu, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả của hoạt động đo lường ở Việt Nam, ông có ý kiến gì về vấn đề này? Hoạt động Đo lường luôn luôn tác động đến nhiều mảng trong đời sống, xã hội, sản xuất kinh doanh, nghiên cứu khoa học và an ninh quốc phòng. Trong sản xuất, nhờ có đo lường chính xác, chúng ta có thể kiểm soát các quá trình sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất, sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế. Trong thương mại, đo lường là công cụ định lượng hàng hoá mua bán, giao nhận, thanh toán, dịch vụ, đảm bảo tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, vật tư, năng lượng tạo điều kiện thuận lợi trong thương mại quốc tế. Hoạt động đo lường ngày đóng góp quan trọng vào nền kinh tế đất nước. Ảnh: THNATrong đời sống xã hội, đo lường góp phần phòng chống và chữa bệnh, bảo vệ sức khoẻ con người, bảo vệ môi trường. Trong an ninh quốc phòng, đo lường là tai mắt, là bộ phận cấu thành của các loại khí tài hiện đại. Hoạt động Đo lường chỉ đạt được mục tiêu mong muốn khi có đủ cơ sở hạ tầng cần thiết như hệ thống chuẩn đo lường quốc gia, hệ thống các phòng kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo, hệ thống cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương, hệ thống văn bản pháp quy về đo lường. Thưa ông, để thực hiện được mong muốn như nói trên, sắp tới cần phải đầu tư và phát triển về đo lường như thế nào? Theo tôi, để thực hiện nhiệm vụ này, về cơ sở vật chất kỹ thuật đến nay chúng ta đã xây dựng được hệ thống chuẩn đo lường quốc gia cho 7 đại lượng cơ bản và các đại lượng dẫn xuất có liên quan; đã thiết lập được nhiều cơ sở kiểm định phương tiện đo từ trung ương đến địa phương bao gồm các cơ sở kiểm định thuộc cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường và các cơ sở kiểm định được Tổng cục TCĐLCL công nhận khả năng kiểm định tại các ngành kinh tế mũi nhọn; về cơ sở tổ chức và pháp lý, Hệ thống các Cơ quan quản lý nhà nước về đo lường thực sự đã phát huy được tác dụng giúp Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về đo lường. Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội với tốc độ cạnh tranh như hiện nay và trong thời gian tới còn nhiều vấn đề đo luờng đặt ra cần phải giải quyết. Thứ nhất, nắm vững chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đo lường chúng ta phải phối hợp và tổ chức hoạt động các cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường từ Trung ương đến địa phương một cách hợp lý và hiệu quả hơn, xây dựng được một hệ thống kiểm định, hiệu chuẩn hiệu lực hơn để đo lường được thống nhất, chính xác phục vụ thiết thực và hiệu quả cho sự phát triển kinh tế đất nước. Thứ hai, xây dựng và phát triển hệ thống chuẩn đo lường quốc gia theo Quy hoạch phát triển chuẩn đo lường quốc gia đến năm 2020 đã được Thủ tướng CP ký quyết định phê duyệt số 1361/QDD-TTg, coi đây là hạ tầng cơ sở không thể thiếu của đo lường. Hệ thống này phải đảm bảo tính phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế đất nước trong giai đoạn mới, đảm bảo tính liên kết chuẩn tới hệ đơn vị quốc tế SI và đảm bảo tính hội nhập với đo lường khu vực và quốc tế. Cần đầu tư phát triển hệ thống chuẩn đo lường quốc gia sao cho phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế đất nước với chi phí thấp nhất. Thứ ba, trong xu thế nền kinh tế Việt Nam đang mở rộng hợp tác thương mại với các nền kinh tế trong khu vực và quốc tế hoạt động đo lường nói riêng và tiêu chuẩn đo lường chất lượng nói chung phải trở thành một trong những động lực quan trọng cho việc hài hoà hoá, tiêu chuẩn hoá trên cơ sở công nhận, thừa nhận lẫn nhau các kết quả đo lường thử nghiệm trên phạm vi khu vực và quốc tế, tạo tiền đề thuận lợi hoá trong thương mại và giao lưu quốc tế. Xin cảm ơn ông! Gia Bách(thực hiện)
|