当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【soi keo verona】Lớp học dưới gầm nhà văn hóa thôn

Không ở vùng xa xôi hẻo lánh của xã nghèo đặc biệt khó khăn nhưng đã nhiều năm qua,ớphọcdướigầmnhagravevăsoi keo verona nhiều lớp học sinh đã phải học dưới gầm Nhà văn hóa thôn 5, xã Minh Hưng (Bù Đăng). Nắng thì soi rọi bên trong, mưa thì sũng nước nhưng những tiết học vẫn diễn ra bình thường.

XẮN QUẦN... ĐỂ DẠY VÀ HỌC

Nghe có vẻ lạ lùng nhưng lại là sự thật diễn ra tại lớp 3B1, điểm trường Tiểu học Hưng Phú ở thôn 5, xã Minh Hưng mỗi khi trời mưa to gió lớn. Bốn bề lớp học trống trơn, không vách chắn che nên khi bị mưa tạt vào bên trong cô trò đều phải xắn quần, ngồi thu mình, dồn vào giữa lớp để tiếp tục tiết học. Chúng tôi có mặt đúng vào tiết học Toán do cô Nguyễn Thị Thìn đứng lớp.

lớp học dưới gầm nhà văn hóa

Học sinh lớp 3B1 trong giờ học dưới gầm Nhà văn hóa thôn 5

27 năm gắn bó với nghề thì có gần 10 năm cô Thìn đứng lớp tại điểm lẻ Hưng Phú. Nói ra điều này cô như muốn nhấn mạnh hơn về cái sự học nhờ dưới gầm nhà văn hóa của các em ở trường tiểu học trong nhiều năm qua. Cô trò cùng gắn bó, chịu đựng mưa nắng. Học sinh hết lớp này đến lớp khác thay phiên nhau học nhờ, sáng một lớp, chiều đến lớp khác. Cô Thìn kể lại: Lớp 3B1có 31 học sinh đều là con em đồng bào dân tộc Xêtiêng. Vào những ngày mưa, bị gió tạt hắt vào lớp học, sách vở, quần áo của cả cô và trò đều bị ướt. Không để chậm chương trình, cả lớp đành ngồi co cụm lại giữa lớp học tiếp.

Khó khăn nữa là cứ đến mùa thu hoạch điều thì vài em tự ý nghỉ học ở nhà làm phụ gia đình. Bên cạnh đó, phụ huynh là người dân tộc thiểu số, ít quan tâm đến việc học của con em. Vì thế việc cô và trò đến tận nhà vận động các em trở lại lớp đã trở nên quá quen thuộc ở điểm trường này. Cô Thìn cho biết: “Thấy học sinh nghỉ học liên tục mấy ngày, tôi phải đến tận nhà thuyết phục phụ huynh cho con em trở lại lớp. Em nào nghỉ nhiều, giáo viên phải báo với nhà trường và chính quyền địa phương, ban điều hành thôn để cùng phối hợp xuống nhà học sinh vận động. Nhờ vậy mà đến nay tình trạng học sinh bỏ học, nghỉ học giữa chừng đã hạn chế rất nhiều”.

Lớp học có 10 bộ bàn ghế gỗ dài đã cũ kỹ nhưng lại là vật quý với các em. Chiếc bàn của giáo viên được tách ra từ bàn đôi của học sinh. Cô Thìn buồn bã: “Trước mình đã có nhiều thầy cô và học sinh gắn bó với điểm học nhờ này. Mình đi nhiều nơi, xem truyền hình, đọc báo thấy học sinh ở các nơi khác được học tập trong những ngôi trường khang trang, sạch sẽ, đầy đủ đồ dùng mà thương cho học sinh nơi đây. Cô trò chỉ mong được học trong phòng học bình thường có bức vách, mái lợp nhưng thật khó?!”. 

“CHÚNG EM MONG CÓ PHÒNG HỌC MỚI”

Câu nói của lớp trưởng lớp 3B1Điểu Thị Mai rành rọt từng từ, đã nói lên niềm mơ ước bấy lâu của cả lớp. Là học sinh người dân tộc thiểu số nhưng Mai rất chăm học, chưa bao giờ vắng buổi học nào. Mai còn là lớp trưởng năng động, mỗi khi có bạn nghỉ học, Mai lại đưa cô đến từng nhà vận động bạn trở lại lớp. Năm học 2011-2012, Mai đạt danh hiệu học sinh giỏi, được thầy cô, bạn bè quý mến. Khi được hỏi về mong ước của mình, Mai nói: “Em mong nhà trường sẽ xây được phòng học, không phải lo trời mưa và được ngồi học trên bàn ghế mới”. Không mạnh dạn như lớp trưởng Mai, em Điểu Tin rụt rè nói lên mong muốn của mình: “Em muốn có phòng học mới...”.

Một điều lạ khiến chúng tôi tò mò là trong khi các em phải học dưới gầm nhà văn hóa thì cửa nhà văn hóa lại đóng im ỉm. Trả lời câu hỏi tại sao nhà trường không mượn nhà văn hóa cho các em học tập, cô Thìn cho biết: Trước đây nhà trường có mượn nhưng do trong quá trình học tập, các em làm mất đồ dùng của nhà văn hóa, mặt khác cũng ảnh hưởng đến việc sinh hoạt cộng đồng của khu dân cư. Vì thế, nhà trường chỉ mượn phía gầm nhà để kê bàn ghế cho các em học.

Ông Điểu Đang, Trưởng thôn 5, xã Minh Hưng cho biết: Thấy con em trong ấp phải học dưới gầm nhà văn hóa, ai cũng thương. Ban điều hành thôn và người dân đã nhiều lần kiến nghị lên chính quyền xã mong muốn xây phòng học cho các em nhưng chưa có kinh phí. Chúng tôi rất mong sớm được đầu tư nâng cấp, xây dựng thêm phòng học để đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của các em.

Hải Châu

分享到: