Chiều 24/4,ứngminhthưsổhộkhẩubằngthẻcăncướtiso trực tuyến Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Luật căn cước công dân với nhiều nội dung quan trọng. Đa số ĐBQH đồng tình việc thẻ căn cước sẽ thay chứng minh thư, sổ hộ khẩu Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh Nguyễn Kim Khoa cho biết các quy định của Luật này cần giảm giấy tờ công dân, giảm thủ tục hành chính đối với công dân. Tuy Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn đồng tình với việc sử dụng thẻ căn cước công dân dần thay cho sổ hộ khẩu, nhưng ông cho rằng từ 15 tuổi trở lên mới cấp thẻ. Một số đại biểu cũng cho rằng việc cấp thẻ căn cước công dân trước 14 tuổi, lúc đó chưa đưa hình ảnh và vân tay vào. Vì vậy việc cấp thẻ căn cước công dân ngay từ khi ra đời chưa thật phù hợp với khái niệm căn cước công dân. Việc đăng ký khai sinh là quyền trẻ em vì vậy việc cấp căn cước công dân khi khai sinh là chưa phù hợp, việc đăng ký khai sinh vẫn rất cần thiết. Trong khi đó kinh phí làm thẻ căn cước công dân khá tốn kém. Bàn về vấn đề này, ông Đào Trọng Thi - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên Thiếu niên và Nhi đồng cho rằng giấy khai sinh hay thẻ căn cước chỉ là tên gọi, quan trọng nội dung trong đó là gì. Đánh giá về dự thảo Luật căn cước công dân, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý lưu ý đây là đột phá về quản lý dân cư có liên quan tới cơ sở dữ liệu dân cư, tuy nhiên tất cả phải theo số định danh cá nhân. Ông Phan Trung Lý cho biết công ước quốc tế quy định sự xuất hiện của một con người phải được ghi nhận vì vậy cần cấp thẻ căn cước ngay từ khi ra đời, do đó, giấy khai sinh không phù hợp nữa. Đồng tình với ý kiến này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng thiết kế luật khi công dân sinh ra có thẻ căn cước là phù hợp với mục tiêu giảm giấy tờ cho công dân, cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý công dân. Bà Ngân cho rằng khi làm luật phải nghĩ ngay tới việc công dân có lợi gì chứ không phải gây tốn kém, phiền hà cho người dân. "Xu hướng bỏ sổ hộ khẩu, giấy khai sinh và các giấy tờ đã được tích hợp vào thẻ Căn cước công dân", Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu ý kiến. Nếu được thông qua, Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2015.
Theo VTC |