设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【lịch thi đấu giao hữu arsenal】Hội nhập kinh tế quốc tế: “Nở hoa” trong năm 2018? 正文

【lịch thi đấu giao hữu arsenal】Hội nhập kinh tế quốc tế: “Nở hoa” trong năm 2018?

来源:88Point 编辑:Ngoại Hạng Anh 时间:2025-01-12 19:54:20

hoi nhap kinh te quoc te no hoa trong nam 2018

Dệt may là một trong những ngành hàng điển hình tận dụng khá tốt cơ hội từ các FTA. Ảnh: Nguyễn Thanh.

Hàng loạt cam kết có hiệu lực

Theo Bộ Công Thương, trong giai đoạn 2007-2017, Việt Nam chứng kiến sự nỗ lực thực thi cam kết WTO và một loạt FTA có yêu cầu đa dạng, phù hợp với năng lực của nhiều nhóm DN. Do đó, XK hàng hóa giữ xu hướng tăng với tốc độ tăng XK bình quân ước đạt 16,6%/năm. Con số này dù thấp hơn so với giai đoạn 2000-2006 (19,4%/năm), song đặt trong bối cảnh kinh tế thế giới hứng chịu tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, mức tăng trưởng này vẫn rất ấn tượng. Bên cạnh đó, NK hàng hóa được định hướng để phục vụ tốt hơn nhu cầu đầu tư, sản xuất trong nước. Nhờ vậy, tốc độ tăng NK trung bình đạt 15,1%/năm trong giai đoạn 2007-2017, thấp hơn đáng kể so với giai đoạn 2000-2006 (21,1%/năm).

Cùng với xu hướng mở rộng thương mại hàng hóa, nền kinh tế Việt Nam cũng đạt độ mở ngày càng lớn. Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh kể từ năm 2007 cho đến nay, bổ sung đáng kể nguồn lực cho phát triển kinh tế-xã hội. Với việc thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế toàn diện, trọng tâm là hội nhập kinh tế quốc tế, vị thế của đất nước tiếp tục được cải thiện đáng kể. 3 đối tác chiến lược toàn diện, 15 đối tác chiến lược và 12 đối tác toàn diện của Việt Nam hầu hết đều được thiết lập trong giai đoạn 2007-2017.

Nhìn nhận về “diện mạo” hội nhập kinh tế quốc tế năm nay, trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho hay: Việc thực hiện các Hiệp định Thương mại tự do (FTA), lợi ích luôn song hành với khó khăn thách thức. Cùng với việc được hưởng những cam kết về cắt giảm thuế quan từ các nước đối tác, Việt Nam cũng phải dành cho họ những cam kết mở cửa thị trường tương xứng.

Năm 2018 là một năm quan trọng với việc nhiều cam kết quan trọng của Việt Nam trong khuôn khổ các FTA sẽ có hiệu lực như: Cam kết cắt giảm thuế NK nhiều mặt hàng nhạy cảm như ô tô, xe máy, linh kiện,... trong khuôn khổ ASEAN. Bên cạnh đó, một số FTA có thể sẽ được ký kết như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hoặc có hiệu lực như Hiệp định FTA Việt Nam- Liên minh châu Âu (EVFTA).

Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, việc ký kết Hiệp định CPTPP hay đưa vào thực thi Hiệp định EVFTA sẽ có tác động tích cực đến thương mại và đầu tư trong nước vì đây là các FTA với các đối tác thương mại lớn nhất đối với Việt Nam. Việc ký kết và đưa vào thực thi các hiệp định này sẽ góp phần thúc đẩy XK hàng hóa sang các thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Australia, Canada, Mexico, cũng như thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực mà Việt Nam đang có nhu cầu phát triển và có lợi thế cạnh tranh trong XK.

“Đối với thực hiện cam kết xóa bỏ thuế quan trong khuôn khổ ASEAN, việc thực hiện các cam kết đối với nhiều mặt hàng nhạy cảm như ô tô, xe máy, phụ tùng linh kiện ô tô xe máy, dầu thực vật, hoa quả nhiệt đới, tủ lạnh, máy điều hòa, sữa và các sản phẩm sữa sẽ có khả năng làm các ngành sản xuất trong nước phải đối mặt với sức cạnh tranh cao hơn từ hàng NK”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh chia sẻ.

Phân tích thêm xung quanh câu chuyện hội nhập kinh tế quốc tế, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nêu quan điểm: Tham gia FTA, Việt Nam chấp nhận cuộc chơi sòng phẳng với các nền kinh tế có trình độ cao hơn. Thông thường, ưu đãi duy nhất Việt Nam được hưởng với tư cách là nước đang phát triển là thời gian ân hạn 5-10 năm, tùy theo các mặt hàng. Đó là cơ hội duy nhất để Việt Nam tận dụng cải cách, nâng cao năng lực. Sau thời gian đó, Việt Nam sẽ cùng chơi trên một “sân chơi” chung với đối tác mạnh hơn. Năm 2018 là thời điểm bước ngoặt hết sức quan trọng trong lộ trình thực thi các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam. Trong khuôn khổ ASEAN là bắt đầu thực hiện đầy đủ cam kết cắt giảm thuế đối với 98% biểu thuế, trừ mặt hàng xăng dầu đến năm 2024 mới giảm xuống 0%. Với các đối tác như Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, đây cũng là thời điểm hết thời hạn chuyển đổi, bắt đầu phải thực hiện cắt giảm thuế với các mặt hàng danh mục nhạy cảm. Bởi vậy, bên cạnh đàm phán hiệp định mới, công tác điều phối để thực thi hiệu quả các hiệp định đã ký kết có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Nhìn lại để bước tiếp

Cơ hội đã rõ, nếu có sự chỉ đạo thông suốt, nỗ lực mạnh mẽ từ cả cơ quan quản lý nhà nước lẫn cộng đồng DN, khắc phục các tồn tại thì hoàn toàn có thể đặt kỳ vọng 2018 là một năm hội nhập kinh tế quốc tế thành công.

Nhìn lại quá trình hội nhập kinh tế vừa qua có thể thấy, một trong những nguồn cơn làm giảm hiệu quả của quá trình hội nhập là sự phối hợp chưa tốt, chưa đồng bộ giữa các cấp, ngành, địa phương và DN. Điều này được thể hiện ở chỗ, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế được nhìn nhận phiến diện, ngắn hạn, cục bộ. Ở quá trình hội nhập, đổi mới trong nước, các chính sách chưa được thực hiện đồng bộ. Ngoài ra, hội nhập kinh tế quốc tế chưa gắn chặt với hội nhập trong các lĩnh vực khác. Về mặt thể chế, nhiều chuyên gia cho rằng: Việt Nam cần tập trung hoàn thiện hơn nữa yếu tố thực thi hệ thống quy tắc chuẩn mực và cơ chế thực thi, giám sát, xử lý các vi phạm… Như lời TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) thì: “Một số điểm nhấn cơ bản cần làm là tiếp tục cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, thay đổi thái độ của cơ quan quản lý nhà nước với DN và tập trung giải quyết những vấn đề nội tại của DN, thúc đẩy DN tận dụng tốt cơ hội mà các FTA đem lại. Nếu tận dụng tốt cơ hội từ các FTA, Việt Nam có nhiều cơ hội để thành công trong năm 2018”.

DN vốn là chủ thể quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Đứng từ góc độ này, ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) nêu ý kiến: Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng hiện nay, ngoài tiếp tục tận dụng tốt cơ hội từ các FTA đã có, Vinatex tiếp tục mong muốn các cơ quan, bộ ngành Trung ương quan tâm thúc đẩy các FTA mới, nhất là Hiệp định CPTPP và sớm đưa Hiệp định EVFTA có hiệu lực, đồng thời duy trì và nâng cao chất lượng tham vấn DN trong quá trình đàm phán. Ông Trường cũng đưa ra đề xuất, riêng đối với thị trường Liên minh Kinh tế Á-Âu, Ngân hàng Nhà nước có thỏa thuận về việc thanh toán của các DN trong Liên minh để chính thức qua hệ thống ngân hàng, giảm rủi ro cho DN, thúc đẩy phát triển nhanh hơn thị trường này. “Đây là thị trường rất tiềm năng. Nếu khai thác được, dệt may Việt Nam hoàn toàn có thể có thêm một thị trường nữa trên 1 tỷ USD. Về phía Vinatex, cam kết đưa ra là tiếp tục tự nâng cao năng lực, nắm vững luật pháp quốc tế, phân tích năng lực cạnh tranh để chủ động trong hội nhập, đồng thời đưa ra các đề xuất có giá trị với Chính phủ, các đoàn đàm phán Chính phủ, Ủy ban hợp tác quốc tế”, ông Trường nhấn mạnh.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, Ủy viên kiêm Tổng Thư ký Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế (BCĐ): 5 định hướng trong năm 2018

Thứ nhất, tiếp tục phát huy vai trò của BCĐ trong việc phối hợp các trụ cột thông qua duy trì đều đặn cơ chế báo cáo, trao đổi thông tin. Văn phòng BCĐ liên ngành hội nhập kinh tế quốc tế cần đảm nhiệm tốt chức năng là cơ quan đầu mối của các bộ, ngành, thành viên, DN để nắm các vấn đề, tổng hợp các khuyến nghị trình các cấp có thẩm quyền.

Thứ hai, BCĐ cần điều phối, phối hợp với các cơ quan trong các lĩnh vực đàm phán để đôn đốc việc chuẩn bị tiền đề cho thực thi hiệu quả các hiệp định, bao gồm các vấn đề liên quan mở cửa thị trường và vấn đề cải cách thể chế; chuẩn bị các tiền đề pháp lý và kỹ thuật cho việc thực thi cam kết có ý nghĩa quan trọng để phát huy yếu tố tích cực và giảm thiểu yếu tố tiêu cực.

Thứ ba, cần tiếp tục điều phối, phối hợp các bộ, ngành triển khai công tác thông tin tuyên truyền về các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ tư, thành công của hội nhập kinh tế quốc tế phụ thuộc vào mức độ tận dụng được FTA của các DN trong nước. Do đó, cần tiếp tục phối hợp giữa các cơ quan liên quan triển khai các giải pháp thuận lợi hóa thương mại, đặc biệt là trong lĩnh vực hải quan cấp phép, cấp chứng nhận xuất xứ thông qua điện tử hóa khâu giao dịch và cải cách hành chính, qua đó giúp DN cắt giảm chi phí, thời gian giao dịch. Trước mắt, cần nỗ lực phối hợp giữa các bộ, ngành để vận hành Cơ chế một cửa Quốc gia trong năm 2018.

Thứ năm, tăng cường cơ chế tham vấn giữa các cơ quan quản lý với DN, hiệp hội và các cơ quan nghiên cứu.

热门文章

0.5975s , 7251.2109375 kb

Copyright © 2025 Powered by 【lịch thi đấu giao hữu arsenal】Hội nhập kinh tế quốc tế: “Nở hoa” trong năm 2018?,88Point  

sitemap

Top