【kết quả sivasspor】Bình Định hướng tới điện tử không giấy tờ

Thông tin được đưa ra tại hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện “Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư,ìnhĐịnhhướngtớiđiệntửkhônggiấytờkết quả sivasspor định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” và triển khai nhiệm vụ năm 2024 do UBND tỉnh Bình Định tổ chức, ngày 25/1

Báo cáo tại hội nghị, ông Lê Ngọc An, Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Phó ban Ban chỉ đạo thực hiện Đề án 06 cho biết, trong năm 2022 và năm 2023, công tác tuyên truyền các nội dung Đề án 06 được quan tâm, chú trọng, trong đó tập trung các nội dung như các phương thức khai thác, sử dụng thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thay cho việc xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy...

W-hoi-nghi-1-1.jpg
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh: Diễm Phúc

Việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật của tỉnh đã góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC), cải cách TTHC, công tác giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông và cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh.

Đến nay, chưa phát hiện cán bộ, công chức, viên chức yêu cầu công dân cung cấp các giấy tờ như Giấy xác nhận nơi cư trú hay các giấy tờ chứng minh thông tin công dân khi tham gia giải quyết TTHC.

UBND tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp siết chặt kỷ luật, kỷ cương, chấn chỉnh việc giải quyết hồ sơ TTHC trễ hẹn tại các cơ quan, đơn vị, địa phương; trong đó có giải pháp định kỳ hằng tháng Văn phòng UBND tỉnh công khai danh sách tổ chức, cá nhân giải quyết chậm/muộn hồ sơ TTHC kể từ tháng 4/2022; giải pháp này được Văn phòng Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao và tiếp thu, tham mưu cho Chính phủ chỉ đạo việc nhân rộng mô hình trên phạm vi toàn quốc tại Nghị quyết số 85/NQ-CP ngày 09/7/2022. Đến nay, tỷ lệ giải quyết hồ sơ TTHC đúng hẹn của tỉnh Bình Định đạt 99,9%.

W-hoi-nghi-2-1.jpg
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Diễm Phúc

Cùng với đó, đẩy mạnh thanh toán trực tuyến thông qua việc triển khai thanh toán trực tuyến đối với 100% TTHC có quy định thu phí, lệ phí; đồng thời thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Hệ thống thông tin giải quyết TTHC với Hệ thống thông tin của một số bệnh viện, trường học, doanh nghiệp cấp nước, vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh giúp người dân thực hiện thanh toán trực tuyến viện phí, phí trên Cổng Dịch vụ công của tỉnh; đến nay, tỷ lệ thanh toán trực tuyến đạt 59,9%, vượt chỉ tiêu do Chính phủ quy định (30%).

Một số dịch vụ công được tỉnh Bình Định chỉ đạo triển khai từ rất sớm như Cấp đổi Giấy phép lái xe. Đến nay 100% các cơ sở y tế đủ điều kiện khám sức khỏe lái xe trên địa bàn tỉnh đã hoàn thành việc kết nối, tích hợp “Phần mềm Quản lý khám, chữa bệnh” với “Hệ thống Dữ liệu về khám sức khỏe lái xe” của Bộ Y tế phục vụ cho việc cấp đổi Giấy phép lái xe trên Cổng Dịch vụ công quốc gia theo phương thức trực tuyến toàn trình...

Triển khai, hoàn thành tái cấu trúc 69 dịch vụ công có biểu mẫu điện tử tương tác, tự động điền các thông tin từ cơ sở dữ liệu về dân cư vào tờ đơn, tờ khai điện tử, giảm trên 20% thông tin mà người dân phải điền.

Kết quả thực hiện các nội dung công việc nêu trên được phản ánh thông qua kết quả “Chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp trong công tác giải quyết TTHC” được Văn phòng Chính phủ đánh giá trực tuyến và công khai trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Tính đến ngày 25/12/2023 tỉnh Bình Định đạt 90,35 điểm, xếp vị trí thứ 1/63 tỉnh, thành phố; đồng thời, là địa phương duy nhất thuộc nhóm “Xuất sắc” vì số điểm đạt trên 90 điểm.

Đẩy mạnh sử dụng tài khoản định danh mức độ 2

Theo ông An, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bình Định vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Công tác số hóa dữ liệu hộ tịch thực hiện còn chậm. Việc kích hoạt, sử dụng tài khoản VNEID, thực hiện dịch vụ công trực tuyến vẫn còn hạn chế.

Công tác số hóa dữ liệu hộ tịch thực hiện còn chậm. Chất lượng dịch vụ công trực tuyến còn chưa cao...

W-hoi-nghi-3-1.jpg
Các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong triển khai thực hiện nhiệm vụ Đề án 06 nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh. Ảnh: Diễm Phúc

Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến phát sinh đối với 53 dịch vụ công thiết yếu chưa cao (đạt 51,50%). Số lượng đối tượng người có tài khoản ngân hàng và tỷ lệ chi trả qua tài khoản cho các đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Định còn thấp…

Phát biểu chỉ đạo, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn yêu cầu các cấp, ngành, địa phương tập trung vấn đề ứng dụng và chia sẻ dữ liệu dân cư. Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính và đề án chuyển giao cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo hướng phi địa giới hành chính; làm tốt số hoá tài liệu, chữ ký số, thanh toán không dùng tiền mặt. Triển khai Đề án 06 thực chất, hiệu quả, tất cả hướng tới điện tử không giấy tờ...

Năm 2024, tập trung khắc phục những tồn tại, khó khăn, vướng mắc, phát huy vai trò, trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành; tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các địa phương trong thực hiện các nhiệm vụ được giao để nâng cao hiệu quả công tác.

Đồng thời, đẩy mạnh việc triển khai 53 dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06 và Quyết định số 422/QĐ-TTg của Thủ tướng để phục vụ người dân và doanh nghiệp. Đẩy mạnh triển khai một số vấn đề liên quan đến việc cấp, sử dụng tài khoản định danh mức độ 2 trên địa bàn tỉnh...

Diễm Phúc 

Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Sông Sài Gòn bị sạt lở
下一篇:Nigeria: Giẫm đạp ngoài một cơ sở phân phát gạo, 22 người thiệt mạng