【bảng xếp hạng brazil serie b】Giải pháp hạn chế khiếu nại, tố cáo

 人参与 | 时间:2025-01-11 00:24:58

Khiếu nại,ảiphphạnchếkhiếunạitốbảng xếp hạng brazil serie b tố cáo là quyền cơ bản của công dân được cụ thể hóa trong Hiến pháp, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và nhiều văn bản hướng dẫn thi hành, tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, đôi khi người dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo không đúng theo quy định, dẫn đến hiệu quả giải quyết không cao.

Lãnh đạo tỉnh đối thoại giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân tại Ban tiếp công dân tỉnh.

Theo Thanh tra tỉnh, 6 tháng đầu năm 2017, toàn tỉnh đã tiếp nhận 331 đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, tăng 53 đơn so với cùng kỳ. Qua kết quả xử lý, có đến 70% là đơn thư khiếu nại, tố cáo sai. Lĩnh vực khiếu nại, tố cáo tập trung chủ yếu là đất đai, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, các chế độ chính sách…

Trên thực tế, các đơn thư khiếu nại, tố cáo thường được gửi nhiều cấp, nhiều nơi dẫn đến tình trạng đơn thư bị chuyển lòng vòng gây lãng phí thời gian, công sức, chi phí cho các cơ quan nhà nước và cho chính người khiếu nại, tố cáo.

Ông Lưu Ngọc Đông, Chánh Thanh tra tỉnh, cho rằng: Các chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, nhất là đối với các dự án thực hiện khi giao thời giữa Luật Đất đai năm 2003 và Luật Đất đai năm 2013 thì thường phát sinh nhiều trường hợp khiếu nại, tố cáo. Nguyên nhân là do Luật Đất đai năm 2013 có cơ chế mở hơn về giá đất bồi thường nên người dân có sự so sánh và khiếu nại với các dự án cũ. Ngoài ra, công tác đo đạc, kiểm đếm, áp giá bồi thường ở một số địa phương còn sai sót, cùng với tâm lý càng gửi đơn thư đến nhiều cơ quan càng được giải quyết sớm, từ đó khiến số lượng đơn thư ngày càng gia tăng.

Tại buổi làm việc với khối nội chính mới đây, ông Đồng Văn Thanh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, phân tích: Số lượng đơn khiếu nại, tố cáo gia tăng thời gian qua, một phần xuất phát từ việc người dân chưa nắm vững các quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo nên dẫn đến tình trạng một trường hợp gửi đơn đến nhiều nơi hoặc gửi đơn vượt cấp, không đúng thẩm quyền. Thế nhưng, khi tổ chức đối thoại thì nội dung khiếu nại, tố cáo lại không có căn cứ để giải quyết. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quyền khiếu nại, tố cáo của người dân mà còn gây tốn kém thời gian, chi phí cho các cơ quan nhà nước.

Cũng theo ông Đồng Văn Thanh, để giải quyết vấn đề trên, đòi hỏi phải có sự vào cuộc của các ngành và chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến với người dân, nhất là người dân tại các vùng có ảnh hưởng quy hoạch, thu hồi đất…  

Còn theo ông Lưu Ngọc Đông, với trách nhiệm trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của mình, ngành thanh tra đã đề ra một số giải pháp nhằm giảm thiểu việc khiếu nại, tố cáo đang có chiều hướng gia tăng như hiện nay. Trong đó, người đứng đầu các đơn vị, địa phương cần áp dụng biện pháp đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, tố cáo một cách tích cực và nên thực hiện thường xuyên; phải giúp người dân hiểu và thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của mình khi khiếu nại, tố cáo cũng như thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật.

Bên cạnh đó, cần phải công khai, minh bạch trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đặc biệt là các dự án phải thu hồi đất và công khai các thủ tục thu hồi đất, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. “Thực tế cho thấy, nếu công khai, minh bạch ngay từ giai đoạn đầu thực hiện quy hoạch, thu hồi đất thì sẽ giảm bớt được rất nhiều khiếu nại, tố cáo của người dân”, ông Đông nhấn mạnh.

Ngoài ra, Thanh tra tỉnh còn khuyến cáo rằng, khi có phát sinh khiếu nại, tố cáo, người dân có thể gửi đơn (kèm theo hồ sơ) hoặc đến trực tiếp tại Ban tiếp công dân tỉnh (nếu thuộc thẩm quyền giải quyết cấp tỉnh), Ban tiếp công dân cấp huyện (nếu thuộc thẩm quyền giải quyết cấp huyện) nhằm bảo đảm thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của mình theo đúng quy định pháp luật.

Bởi qua đây, các đơn vị kể trên sẽ làm đầu mối tham mưu UBND cùng cấp xem xét thụ lý hay không thụ lý. Trường hợp nếu thụ lý sẽ có thông báo thụ lý cho người khiếu nại, người tố cáo biết và thực hiện các thủ tục còn lại theo quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo. Trường hợp đơn không đủ điều kiện để thụ lý giải quyết thì sẽ hướng dẫn, chuyển trả đơn đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.    

Mặt khác, khi người dân không đồng ý đối với quyết định giải quyết lần đầu thì có thể khiếu nại trực tiếp lên cơ quan quản lý cấp trên hoặc khởi kiện ra tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính. Trong trường hợp nếu người dân không đồng ý với quyết định giải quyết lần hai thì có thể khởi kiện ra tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

Chấn chỉnh công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo

Nhằm chấn chỉnh công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đã có văn bản yêu cầu lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện cần rà soát lại các vụ việc; khẩn trương giải quyết theo thẩm quyền; đảm bảo thời gian, trình tự thủ tục theo quy định pháp luật. Đẩy nhanh tiến độ giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của công dân; thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo, kết luận của Thường trực UBND tỉnh và quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật liên quan đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao chất lượng công tác hòa giải cơ sở; giải quyết dứt điểm các vụ việc mới phát sinh, không để kéo dài, khiếu nại vượt cấp…   

 

Bài, ảnh: ĐÌNH BẢO

顶: 485踩: 77