Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) Thị trường trải qua tuần diễn biến trái chiều trên cả 2 sàn với thanh khoản ở mức thấp và độ rộng thị trường nghiêng nhẹ về số mã giảm điểm. Trên sàn HOSE,ứngkhoántuầntớiquagócnhìncủacáccôngtychứngkhoáhandicap trong bóng đá la gì diễn biến lao dốc ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn như VCB, VIC, MSN, HPG... khiến chỉ số VN-Index giảm điểm nhẹ. Trong khi đó, nhóm cổ phiếu trụ cột trên sàn HNX lại có diễn biến tương đối tích cực, có thể thấy ở ACB, PVS, SHB... giúp chỉ số HNX-Index có tuần tăng điểm thứ 3 liên tiếp. Nhóm cổ phiếu dầu khí có diễn biến tăng điểm đồng loạt trong tuần qua nhờ đà hồi phục mạnh mẽ của giá dầu thô sau thông tin về cuộc họp OPEC, các mã tăng mạnh trong ngành có thể kể đến GAS, PVS, PVD... Trong khi đó, các mã trong ngành ngân hàng cũng có tuần tăng điểm trên diện rộng có thể thấy ở CTG, MBB, ACB... mặc dù biên độ tăng chỉ ở mức vừa phải. Xu hướng tăng điểm trong trung hạn vẫn được bảo lưu với đích kỳ vọng hướng tới vùng 700-710. Mặc dù vậy, trong ngắn hạn diễn biến yếu đi ở nhóm cổ phiếu bluechips cũng như áp lực bán ròng quay trở lại ở khối ngoại khiến rủi ro xuất hiện các nhịp điều chỉnh mạnh của 2 chỉ số vẫn hiện hữu, là cơ hội để nhà đầu tư gia tăng tỷ trọng đối với nhóm cổ phiếu có tiềm năng kết quả kinh doanh quý III khả quan. Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) Sau 2 tuần liên tục tăng điểm, thì VN-Index và HNX-Index đã đóng cửa tuần giảm lần lượt 0,26% và 0,78% so với mức đóng cửa tuần trước đó. Bình quân khối lượng và giá trị giao dịch trên 2 sàn trong tuần qua tăng lần lượt 2,45% và 4,34% so với tuần liền trước. Trong tuần qua, giao dịch diễn ra khá “khó chịu” nếu nhìn về điểm số chung bởi sự phân hóa mạnh, kể cả giữa các trụ cũng có sự phân hóa này. Phiên cuối tuần giảm có thể một phần do lượng cổ phiếu T+3 của phiên 4/10 về tài khoản và dù lợi nhuận ngắn hạn không cao nhưng sự mất kiên nhẫn đã tạo ra hiệu ứng “bán dây chuyền”. Một điểm tiêu cực là trong những phiên vừa qua, việc tăng điểm phụ thuộc vào các cổ phiếu trụ rất nhiều, cụ thể BVH và GAS trong khi các cổ phiếu khác lại tăng không nhiều hoặc gần như không tăng, có thể nhận thấy điều này qua độ rộng thị trường ở những phiên tăng điểm chỉ ở mức trung tính hoặc tiêu cực. Trong khi ở chiều giảm điểm như phiên cuối tuần, không chỉ các cổ phiếu trụ bị bán giảm giá mà cả những cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ khác cũng giảm nên thiệt hại đối với danh mục là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, ở quan điểm đầu tư trung và dài hạn, nhà đầu tư có thể xem những phiên giảm điểm là cơ hội để tích lũy cổ phiếu cụ thể được dự báo có kết quả kinh doanh quý III tốt. Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinbankSC) Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần, chỉ số VN-Index giảm 3,37 điểm (0,49%) về 683,95 điểm; HNX-Index giảm 0,67 điểm (0,78%) lên 85,97 điểm. Chỉ số giảm khá mạnh trong phiên giao dịch và có dấu hiệu hồi phục về cuối phiên, số mã giảm chiếm đa số khiến cho tâm lý nhà đầu tư khá thận trọng và có phần dè dặt. Nhóm bluechips điều chỉnh khá nhiều khiến cho chỉ số giảm mất hơn 3 điểm trong phiên giao dịch cuối tuần. Tuần tới, ngưỡng 660 điểm đóng vai trò hỗ trợ và 700 điểm đang đóng vai trò là ngưỡng kháng cự. Nhà đầu tư nên quan sát diễn biến trong phiên để có thể đưa ra quyết định mua bán phù hợp. Công ty Chứng khoán FPT (FPTS) Áp lực điều chỉnh mạnh xuất hiện đã khép lại tuần giao dịch của VN-Index. Chốt phiên 7/10, chỉ số đảo chiều giảm 3,37 điểm xuống còn 683,95 điểm. Theo mức điểm này thì đồ thị tuần của chỉ số là một nến giảm có dạng “spinning top” hàm ý về trạng thái cung – cầu giằng co trên vùng giá hiện tại. Điểm đáng lưu ý là khối lượng giao dịch khớp lệnh đang vượt mức bình quân 20 tuần gần nhất. Thanh khoản tăng mạnh hết hợp với diễn biến điều chỉnh cho thấy áp lực bán vẫn đang gây cản trở đối với kịch bản tăng giá ngắn hạn. Sự vận động của dòng tiền trong tuần vừa qua cho khả năng xu hướng điều chỉnh và đi ngang có thể sẽ xảy ra đối với những nhóm cổ phiếu đã có mức tăng trưởng tích cực. Ngoài ra, dựa trên kịch bản giảm điểm và thử thách khu vực hỗ trợ mạnh trong tuần tới, rủi ro phá vỡ xu hướng mặc dù không lớn nhưng vẫn cần phải được lưu ý để ra quyết định giao dịch phu hợp hơn. Giai đoạn này, nhà đầu tư không nên dàn trải danh mục mà nên tập trung hướng trở lại nhóm cổ phiếu cơ bản có thông tin hỗ trợ. Hoạt động giải ngân sử dụng margin cũng không nên mở rộng khi điểm bứt phá xác nhận xu hướng tăng tiếp theo chưa xuất hiện. Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) Tâm lý giao dịch tiếp tục ghi nhận một sự kém hưng phấn trong phiên cuối tuần, trong khi khối lượng giao dich cũng suy yếu hơn so với phiên giao dịch trước đó. Thị trường thể hiện một sự suy yếu về mặt điểm số cũng như thanh khoản trong suốt phiên giao dịch cuối tuần. Chỉ số thị trường giảm xuống dưới ngưỡng tham chiếu vào đầu giờ sáng và duy trì nhịp độ này đến tận cuối phiên chiều, thị trường cũng đã có lúc phải kiểm tra lại vùng hỗ trợ ngắn hạn để rồi sau đó có sự hồi phục nhẹ vào cuối phiên. Tiếp cận ngưỡng hỗ trợ 680 có thể là cần thiết đối với thị trường ở thời điểm hiện tại khi mà thi trường chưa tìm được động lực chinh phục ngưỡng 690 điểm trong suốt tuần qua. Tuy nhiên, BSC vẫn đánh giá đây là cơ hội nhà đầu tư có thể gia tăng tỷ trong danh mục đối với những mã cổ phiếu cơ bản tốt về kết quả kinh doanh cũng như triển vọng cuối năm, khi đang nằm trong mức giá chiết khấu với thị trường chung. Trong tuần tới, thị trường có thể xác định rõ ràng xu hướng, thúc đẩy thị trường chinh phục ngưỡng kháng cự ngắn 690 điểm và tiếp cận gần hơn ngưỡng kháng cự 700 điểm trong khi những thông tin tích cực thị trường và vĩ mô, thế giới đang hỗ trợ xu hướng này./. D.T |