Mặc dù CPTPP khác với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ban đầu về 22 điều khoản,ựcthiCPTPPDoanhnghiệpcầnchuẩnbịnhưthếnàochochứngnhậnxuấtxứhànghókết quả azerbaijan hầu hết các chương của CPTPP vẫn giữ nguyên, và một trong số đó là Chương 3 (Quy tắc xuất xứ và thủ tục xuất xứ). Khi hiệp định được thực thi, các doanh nghiệp sẽ được tận dụng ưu đãi từ các mức thuế giảm và thực hiện các bước để chuẩn bị cho các thủ tục xuất xứ mới. Theo CPTPP, các yêu cầu chứng nhận xuất xứ ít nặng nề hơn, không yêu cầu một hình thức cụ thể, yêu cầu ít yếu tố dữ liệu hơn và cho phép tự chứng nhận xuất xứ. Nhiều doanh nghiệp sẽ thấy đây là tin tốt, và quá trình đơn giản hóa này sẽ tạo thuận lợi cho thương mại giữa 11 thành viên của hiệp định CPTPP. Tuy nhiên, để chứng minh cho các khiếu nại nếu phát sinh, doanh nghiệp nên chủ động chuẩn bị cho các yêu cầu mới và các thủ tục, bao gồm các yêu cầu lưu trữ hồ sơ, để cung cấp hỗ trợ đầy đủ cho các yêu cầu thuế quan ưu đãi trong CPTPP. Quy tắc xuất xứ theo CPTPP khác với các thủ tục xuất xứ thông thường được sử dụng ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương theo các hiệp định ASEAN hiện có. Đối với các yêu cầu về ưu đãi thuế quan, các hiệp định ASEAN thường yêu cầu chứng nhận xuất xứ do chính phủ cấp. Theo CPTPP, các nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu và nhà sản xuất có thể tự chứng nhận xuất xứ hoặc yêu cầu nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất ký giấy chứng nhận xuất xứ. Ngoài ra, chứng chỉ tự chứng nhận xuất xứ của CPTPP yêu cầu ít yếu tố dữ liệu hơn những gì thường được yêu cầu theo các hiệp định ASEAN. Với lợi ích của việc tự chứng nhận và ít yếu tố dữ liệu đi kèm với một số rủi ro, điều này là do CPTPP cũng yêu cầu các thủ tục chứng thực giấy chứng nhận, tương tự như kiểm toán. Vì vậy, trong khi việc tự chứng nhận có thể hiệu quả và hợp lý hơn nhiều thì các doanh nghiệp sẽ phải đảm bảo các quy trình tuân thủ nội bộ được đưa ra để xác minh các điều kiện được hưởng ưu đãi và đủ hồ sơ. Điều 3.27 của Chương 3 quy định rằng một bên nhập khẩu có thể tiến hành xác minh bất kỳ yêu cầu nào về hưởng thuế quan ưu đãi bởi một hoặc nhiều cách sau đây: (i) yêu cầu bằng văn bản về thông tin từ nhà nhập khẩu hàng hóa; (ii) yêu cầu bằng văn bản về thông tin từ nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất hàng hóa; (iii) trực tiếp tới xác minh tại cơ sở của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất hàng hóa; và (iv) các thủ tục khác có thể được quyết định bởi bên nhập khẩu và bên có nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất (Có các quy trình xác minh bổ sung đối với hàng dệt may). Các quy định xác minh yêu cầu thông tin của nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu và nhà sản xuất. Điều này rất giống với văn bản của Hiệp định thương mại tự do giữa Hàn Quốc và Mỹ (KORUS). Và, theo KORUS, các yêu cầu về hưởng thuế quan ưu đãi thường được xác minh nghiêm ngặt. Hoạt động xác minh tương tự được thực hiện theo CPTPP, đặc biệt là ở các quốc gia coi thuế hải quan là một nguồn thu chính, đáng kể của chính phủ. Để chuẩn bị cho các xác minh xem hàng hóa có đủ điều kiện được hưởng ưu đãi thuế quan trong CPTPP, các chuyên gia nghiên cứu khuyên các doanh nghiệp nên làm như sau: (i) đảm bảo rằng các hợp đồng cung cấp với nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu và nhà sản xuất bao gồm các yêu cầu về chữ ký chứng nhận xuất xứ, như các điều khoản yêu cầu đối tác cung cấp chính xác các yếu tố dữ liệu tối thiểu cũng như đủ tài liệu để hỗ trợ tuân thủ quy định yêu cầu của nước xuất xứ; (ii) tiến hành thẩm định đối với các nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu và nhà sản xuất để đảm bảo rằng các bên chứng nhận có đầy đủ tài liệu sản xuất và hồ sơ sản xuất; (iii) đảm bảo rằng nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất có thể và sẽ cung cấp tất cả thông tin dựa trên chứng nhận; (iv) đảm bảo các nhà nhập khẩu lưu trữ đủ hồ sơ cho các khiếu nại/ kiểm tra; (v) khi nhà nhập khẩu chứng nhận, đảm bảo nhà nhập khẩu lưu trữ đủ tài liệu để chứng minh nước xuất xứ. |