【ket qua tran dan mach】Mở đường tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo
Mở rộng thị trường tiêu thụ mận hậu và nông sản Sơn La Doanh nghiệp hái quả ngọt trên con đường phát triển bền vững Sản xuất bền vững sẽ mang lại lợi thế cho hồ tiêu và gia vị Việt Nam |
Chế biến nông sản xuất khẩu. Ảnh minh họa: (TTXVN) |
Đây là những vấn đề được thảo luận tại tọa đàm với chủ đề "Gia tăng kênh tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo" được tổ chức ngày 29/11.
Ông Bùi Nguyễn Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, việc tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trong các hệ thống phân phối hiện đại có nhiều thuận lợi.
Một trong những thuận lợi lớn nhất là việc triển khai các đề án như Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo; Đề án “Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021-2025” và Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Các chính sách này không chỉ tạo động lực cho địa phương nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn giúp doanh nghiệp từ quy mô nhỏ đến hợp tác xã có thể tiếp cận với thị trường hiện đại hiệu quả.
Cùng đó, xúc tiến thương mại và kết nối cung cầu là một điểm sáng trong thực thi chính sách. Các chương trình như “Tuần lễ giới thiệu nông sản địa phương” tại siêu thị lớn, đặc biệt, việc xây dựng điểm bán và giới thiệu sản phẩm OCOP đã giúp sản phẩm nông sản, thủ công mỹ nghệ vùng miền có kênh phân phối ổn định và dễ dàng tiếp cận hơn với thị trường trong nước.
Tuy nhiên, việc thực thi chính sách này vẫn gặp không ít khó khăn lớn bởi chất lượng sản phẩm là một trong những rào cản hàng đầu. Nhiều sản phẩm vùng miền, nhất là nông sản chưa đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm hoặc yêu cầu về truy xuất nguồn gốc mà hệ thống phân phối hiện đại đòi hỏi.
Ngoài ra, chi phí logistics cao và hạn chế hạ tầng giao thông cũng là những khó khăn nghiêm trọng. Bên cạnh đó, việc thiếu các cơ sở kho bãi và bảo quản hiện đại khiến việc duy trì chất lượng sản phẩm trong quá trình vận chuyển gặp nhiều trở ngại.
Nhiều hộ sản xuất, hợp tác xã tại vùng khó khăn vẫn chưa được trang bị đầy đủ kỹ năng kinh doanh, marketing hoặc ứng dụng công nghệ số. Mặt khác, các chương trình xúc tiến thương mại thường mang tính thời vụ, chưa tạo được sự ổn định và bền vững trong tiêu thụ sản phẩm.
Theo bà Nguyễn Thị Dân, Trợ lý giám đốc, Chuỗi cửa hàng Thực phẩm sạch Bác Tôm, điểm hấp dẫn nhất mà khách hàng hướng tới những sản phẩm đặc sản vùng miền, nhất là những đặc sản của miền núi và hải đảo là chất lượng của sản phẩm chứ không phải là mẫu mã. Do vậy, thời gian tới, nhu cầu này luôn rất lớn.
Ở góc độ sàn thương mại điện tử, ông Phạm Quyết Tiến, Giám đốc Trung tâm Kinh doanh sàn thương mại điện tử Nông sản Bưu điện (nongsan.buudien.vn), Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) cho hay, đối với các nền tảng thương mại điện tử hiện tại, thường sẽ không tập trung vào một ngành hàng chuyên sâu cụ thể mà sẽ bán đa dạng các sản phẩm mặt hàng. Vì vậy, nongsan.buudien.vn sẽ tập trung sâu về ngành nông sản để thúc đẩy việc phát triển thị trường nông nghiệp, nông sản trong nước để hỗ trợ bà con nông dân.
Nhằm hỗ trợ thương mại hóa và mở rộng chuỗi cung ứng sản phẩm miền núi vùng sâu vùng xa và hải đảo, ông Bùi Nguyễn Anh Tuấn thông tin, thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiến hành hướng dẫn các địa phương triển khai tổ chức hoạt động gắn giữa văn hóa, du lịch với thương mại.
Đặc biệt, Bộ Công Thương hiện có trên 40 đại diện thương mại tại các nước trên thế giới. Đây là một kênh có thể khai thác, truyền tải được một cách nhanh chóng và trực tiếp đến các thị trường tiềm năng. Qua đó, vừa bán được sản phẩm và thu hút được cả du lịch cũng như khai thác tiềm năng để đầu tư phát triển những khu vực này với nhà đầu tư nước ngoài.