【tỷ số bóng đá thế giới】Tăng trưởng xanh – Chìa khoá cho phát triển bền vững

作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Cúp C2 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-12 16:08:37 评论数:
Intech Energy nhận giải thưởng Doanh nghiệp xanh và phát triển bền vững Công nghiệp bao bì Việt Nam hướng tới phát triển bền vững Giải pháp xanh cho nền kinh tế bền vững Phát triển doanh nghiệp logistics xanh,ăngtrưởngxanh–Chìakhoáchopháttriểnbềnvữtỷ số bóng đá thế giới hướng đến chuỗi cung ứng bền vững Tạo môi trường đầu tư – kinh doanh tốt nhất cho kinh tế tăng trưởng bền vững

Bảo đảm tính bao trùm

Phát biểu tại Diễn đàn quốc gia về phát triển bền vững Việt Nam 2023 với chủ đề “Thúc đẩy chuyển dịch xanh, bao trùm ở Việt Nam”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông khẳng định, phát triển bền vững đã trở thành xu thế tất yếu và mục tiêu hàng đầu mà các quốc gia đều hướng tới. Tại Việt Nam, TTX nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, được hỗ trợ bởi khung khổ pháp lý, dẫn dắt bởi chiến lược và kế hoạch hành động quốc gia. Gần đây nhất, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với vai trò là cơ quan đầu mối quốc gia về TTX, đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về TTX giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 và Kế hoạch hành động quốc gia về TTX giai đoạn 2021-2030.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Trần Duy Đông, quá trình chuyển dịch xanh diễn ra trong bối cảnh nhiều xu hướng lớn xuất hiện như tự động hóa, đổi mới sáng tạo hay sự già hóa nhanh chóng của dân số. Quá trình này dẫn tới sự tái phân bổ lao động giữa các khu vực, lĩnh vực, từ đó đòi hỏi chuyển đổi kỹ năng của người lao động – một vấn đề không đơn giản đối với người già, người lao động có trình độ thấp, người lao động ở các khu vực khó khăn.

Về doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa được coi là động lực quan trọng trong quá trình chuyển đổi xanh, tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy phát triển bền vững. Tuy nhiên, đây cũng là nhóm đối tượng đối mặt với nhiều rào cản trong chuyển dịch, khi khả năng đầu tư vào công nghệ xanh hạn chế, nhận thức với các vấn đề về môi trường, tài nguyên chưa cao, khả năng tiếp cận kiến thức và tài chính còn thấp…

Về phía địa phương, sự khác biệt về đặc điểm tự nhiên cố hữu, dân số, xã hội dẫn tới sự chênh lệch trong phát triển kinh tế, trình độ lao động, khả năng chuyển dịch trong bối cảnh xanh hóa nền kinh tế. Đây đều là những vấn đề vừa cơ bản, dài hạn, vừa mang tính thời sự, cấp bách, đòi hỏi chúng ta cần chủ động giải quyết nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh hơn, ít carbon hơn và tuần hoàn nhưng đảm bảo tính bao trùm, toàn diện, hướng tới “không để ai bị bỏ lại phía sau” trong quá trình phát triển này.

Còn theo PGS, TS. Vũ Minh Khương, Trường Chính sách công Lý Quang Diệu – Singapore, Việt Nam có rất nhiều cơ hội thúc đẩy TTX bởi những tiến bộ nhanh chóng của công nghệ năng lượng tái tạo. Đồng thời, tiềm năng về năng lượng tái tạo của Việt Nam là rất lớn với đường bờ biển dài hơn 2.000 km, nhiều tiềm năng điện gió ngoài khơi nên Việt Nam cũng có thể tận dụng thế mạnh thủy điện để phát triển điện tái tạo…

Tuy nhiên, theo ông Khương, Việt Nam đang phải đối mặt với một số thách thức trên con đường đến TTX. Điều đó trước hết thể hiện ở mặt tư duy còn hạn chế, vẫn còn tư tưởng bao cấp, xin – cho, dựa quá nhiều vào mô hình truyền thống. Năng lực kiến tạo giá trị của Việt Nam cũng đang là vấn đề khi nguồn lực, năng lực, nỗ lực lớn nhưng lại chưa có chiến lược bài bản, chưa có động lực để làm tốt. Trong bối cảnh đó, tư duy chiến lược và tầm nhìn đột phá là rất quan trọng...

Quang cảnh diễn đàn.
Quang cảnh diễn đàn.

5 khuyến nghị

Ông Arnaud Ginolin, Tổng giám đốc BCG Việt Nam đánh giá, Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ hướng tới sự phát triển xanh và bao trùm. Chính phủ đã đưa ra các cam kết để cải thiện tất cả các khía cạnh của sự phát triển xanh và toàn diện tại COP26 là phát thải ròng bằng 0 trước 2050; loại bỏ dần sản xuất điện than trước năm 2040. Bên cạnh đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng xây dựng Chiến lược quốc gia về TTX giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, mục tiêu đưa ra là cường độ phát thải khí nhà kính/GDP giảm 30% so với năm 2014 vào năm 2050 và nền kinh tế số chiếm 50% GDP.

Để hiện thực hóa các cam kết trên, qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, cùng bối cảnh ở Việt Nam, ông Arnaud Ginolin đưa ra 5 khuyến nghị nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh và toàn diện ở Việt Nam. Theo đó, cần xây dựng hệ thống phân loại xanh phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững, các tiêu chuẩn quốc tế và hệ thống ngành kinh tế tại Việt Nam. Đồng thời, ra mắt cơ chế ưu đãi, khuyến khích xanh. Cần nhanh chóng triển khai đợt đầu tiên với các ưu đãi liên ngành, được phê duyệt ở cấp bộ và mở rộng quy mô với những đợt ưu đãi cụ thể theo ngành.

Bên cạnh đó, cần có cơ chế ưu đãi dành riêng cho các dự án thí điểm xanh trong các lĩnh vực trọng tâm, tạo môi trường hấp dẫn cho doanh nghiệp kiểm thử, học hỏi và mở rộng quy mô đầu tư. Thúc đẩy tài chính xanh thông qua hỗ trợ phát triển và áp dụng các công cụ tài chính xanh như trái phiếu xanh, thị trường carbon, tài chính hỗn hợp. Và cuối cùng là tăng cường hợp tác giữa các cơ quan, triển khai truyền thông đa kênh với các chương trình toàn quốc và cấp tỉnh, thu hút sự tham gia của các bên liên quan ở cả khu vực công và tư nhân, trong nước và quốc tế.

最近更新