Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến chuẩn bị kỳ họp thứ 10 của Quốc hội. |
Kỳ họp này Quốc hội sẽ lùi dự ánLuật sửa đổi,ưasửaLuậtCôngđoàntạikỳhọpthứcủaQuốchộlịch bóng đá syria bổ sung một số điều của Luật Công đoàn, Cổng thông tin điện tử Quốc hội nêu thông tin trên về nội dung Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến chuẩn bị kỳ họp thứ 10 của Quốc hội, trong phiên họp 49 vừa qua.
Tại đây, báo cáo một số vấn đề về việc chuẩn bị kỳ họp, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn, có ý kiến cho rằng, chưa nên trình tại kỳ họp thứ 10 để tiếp tục hoàn thiện dự án. Vì thế, dự kiến chương trình kỳ họp tạm thời chưa bố trí, đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến chỉ đạo.
Sau đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân kết luận sẽ lùi dự án luật này, chưa cho ý kiến tại kỳ họp thứ 10 của Quốc hội.
Trước đó, khi điều hành thảo luận kết quả giám sát "Việc thực hiện các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên”, Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cũng đã đề cập sẽ sửa Luật Công đoàn thế nào và có nên sửa chưa, cần được cân nhắc thật kỹ.
Nằm trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 đã được Quốc hội quyết định dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn đã qua một số bước chuẩn bị để trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 10.
Một trong những vấn đề được người lao động và doanh nghiệpđặc biệt quan tâm khi sửa luật là vấn đề tài chínhcông đoàn.
Trong phiên họp thứ 48 (tháng 9/2020), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn. Kết luận phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất về sự cần thiết, phạm vi sửa đổi, bổ sung của dự án Luật. Đồng thời, đề nghị Tổng liên đoàn lưu ý một số vấn đề, trong đó có tài chính công đoàn.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam báo cáo, giải thích, giải trình với Quốc hội về việc tiếp tục duy trì quy định kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Mới đây, cả 8 hiệp hội doanh nghiệp lớn của Việt Nam đã cùng ký kiến nghị gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, nêu nhiều kiến nghị về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn.
Cả 8 hiệp hội này đều cho rằng, việc đóng 2% kinh phí công đoàn là nộp thuế 2 lần. Trong trường hợp Quốc hội quyết định tiếp tục thu kinh phí công đoàn từ người sử dụng lao động, doanh nghiệp kiến nghị khoản tiền này “không nhằm phục vụ cho hoạt động của các cơ quan trong hệ thống công đoàn đã được NSNN cấp kinh phí”, mà chỉ phục vụ cho việc chăm lo đời sống cho người lao động tại doanh nghiệp.