EVFTA: Tạo động lực tăng trưởng cho M&A | |
Động lực tăng trưởng từ nay đến cuối năm 2019 | |
Ủy ban thường vụ Quốc hội: Cần phân tích kỹ động lực tăng trưởng để phát huy trong năm 2019 | |
Định vị động lực tăng trưởng mới |
Ông đánh giá như thế nào về sự thay đổi trong mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới?ệtNamcònnhiềudưđịatìmkiếmđộnglựctrongtăngtrưởsoi kèo chelsea vs manchester city
Rất nhiều nghiên cứu cho rằng nền kinh tế thế giới đang giảm tốc trong 10 năm tới. Đây là xu thế không đảo ngược được vì mang tính chu kỳ lịch sử. Tuy nhiên, không phải cứ giảm tốc là bất lợi. Việt Nam nếu có sự ứng xử một cách khôn khéo sẽ ít chịu tác động từ sự giảm tốc. Chính trong giai đoạn này, đòi hỏi Việt Nam cần tranh thủ cơ hội, cần cơ cấu lại và cải cách mạnh hơn. Chính phủ Việt Nam cũng đã sớm nhận thấy vấn đề này và có những bước đi bài bản.
Theo đó, chúng ta đã ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do, độ mở của nền kinh tế ngày càng gia tăng. Những điều này đã giúp Việt Nam xây dựng được nền kinh tế tự chủ hơn, thích ứng tốt hơn với những biến động bên ngoài. Vì thế, thời gian tới, chúng ta phải xây dựng nền tảng tự chủ hơn, một là thể chế phải tiếp tục được hoàn thiện, nỗ lực hơn nữa trong đổi mới, cải cách toàn diện. Thứ hai là con người, giá trị con người ở nước ta lớn nhưng chưa huy động được hết. Thứ ba là tận dụng cách mạng công nghiệp 4.0, đây được coi là cơ hội tốt nhất để tăng tốc nền kinh tế trên cơ sở bền vững và ổn định, rút ngắn khoảng cách phát triển, vượt qua bẫy thu nhập trung bình, hướng tới phát triển hiện đại. Vì vậy, Chính phủ đã rất ủng hộ việc thành lập Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia, thu hút nhân lực, tận dụng thời cơ thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.
Theo ông, đâu là động lực và yếu tố thúc đẩy cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới?
Thời gian tới, nền kinh tế sẽ phát triển rất nhanh, có thể nói Việt Nam đã đủ tầm vóc, vị thế đề rà soát, tính toán kỹ lưỡng các quyết định tương lai cũng như chủ động cho con đường phát triển của mình. Vì thế, Việt Nam còn nhiều dư địa tìm kiếm động lực trong tăng trưởng, nhưng công việc phải làm còn rất nhiều và phải nỗ lực hơn nữa, chủ động hơn nữa, cải cách mạnh mẽ, toàn diện hơn nữa. Đặc biệt, việc cải cách kinh tế thị trường hiện đại yêu cầu phải nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy khu vực tư nhân trở thành động lực cho tăng trưởng.
Việt Nam là quốc gia có dân số lớn, lao động trẻ được giáo dục tốt, nên cần đến động lực từ việc huy động sức mạnh dân tộc để tăng tốc phát triển. Bên cạnh đó, chúng ta phải đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, duy trì và tìm kiếm những động lực tăng trưởng mới, đặc biệt ở 3 vấn đề là: thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực chất lượng cao. Ngoài ra, chúng tôi cũng đề xuất thêm 2 đột phá mới sau khi lấy ý kiến chuyên gia quốc tế, đó là khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo cùng giá trị văn hóa, con người Việt Nam làm động lực cho mục tiêu tăng tốc nền kinh tế.
Ông có nói đến 2 đột phá mới cho động lực tăng trưởng kinh tế, xin ông chia sẻ cụ thể về những hướng đi cho 2 đột phá mới này?
Về khoa học công nghệ, sau nhiều chuyến thăm quan các trung tâm đổi mới sáng tạo thế giới, trên cơ sở học hỏi, tích lũy kinh nghiệm để rút ra mô hình tốt nhất, chúng tôi đã đề xuất thành lập Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia Việt Nam. Tới đây, Thủ tướng Chính phủ sẽ ban hành quyết định thành lập. Đây là chủ trương đang được Đảng và Nhà nước thúc đẩy để làm nhanh hơn, mạnh hơn. Đây sẽ là hệ sinh thái tốt để thúc đẩy nghiên cứu cơ bản, ứng dụng khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo.
Về động lực từ giá trị văn hóa con người. Đây là vấn đề rất mới và đang trong quá trình nghiên cứu, phát triển để làm thế nào cụ thể hóa giá trị văn hóa con người thành động lực, làm thế nào để khởi dậy lòng tự hào dân tộc, ý chí tự cường của con người Việt Nam rồi tập hơn thành sức mạnh, thúc đẩy người dân tự do đóng góp, sáng tạo cống hiến…
Quan trọng hơn cả, từ những vấn đề trên, chúng tôi sẽ xây dựng mạng lưới đổi mới sáng tạo để là nguồn lực to lớn nhằm tập hợp số nhân tài Việt Nam đang thành danh tại nhiều quốc gia lớn, đã và đang có nhiều công trình đóng góp cho các tập đoàn đa quốc gia. Hiện đã có hơn 100 người tham gia vào mạng lưới này, có nhiều người ở vị trí cao tại các tập đoàn lớn. Những nhân tài này nếu trở về đóng góp cho quê hương thì sẽ là những tài sản vô giá, nên cần cần quy tụ sức mạnh này.
Với những mục tiêu nêu trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói riêng, Chính phủ nói chung đã và đang thực hiện như thế nào, thưa ông?
Hiện nay, hàng năm Chính phủ đều ban hành các nghị quyết nhằm thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Năm nào, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng là cơ quan tham mưu xây dựng các nghị quyết này. Bên cạnh đó, Bộ cũng là cơ quan xây dựng đề án đổi mới nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, xây dựng các bộ luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân.
Trong thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ trình nhiều bộ luật sửa đổi. Ví dụ như Luật Doanh nghiệp sửa đổi nhằm đồng bộ với các bộ luật khác, phù hợp với nghị quyết mới đây của Trung ương, giúp giải quyết nhiều vướng mắc, giúp doanh nghiệp phát triển. Ngoài ra, Bộ cũng đang soạn thảo Luật Đầu tư sửa đổi theo hướng tháo gỡ những ách tắc, khơi thông nguồn lực trong nước, đưa ra định hướng thu hút đầu tư nước ngoài theo hướng hiệu quả, thân thiện môi trường, đảm bảo khả năng liên kết giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước…
Xin cảm ơn ông!