【apoel nicosia vs】Thị trường chứng khoán: Tiền mua suy yếu, VN

Thị trường chứng khoán tuần qua (10/4 - 14/4) tiếp tục có tuần giao dịch không tích cực. Đây là tuần giảm điểm thứ 2 liên tiếp tính từ đầu tháng 4 sau khi áp lực bán ở vùng giá cao xuất hiện.

Áp lực bán chốt lời ngày càng mạnh,ịtrườngchứngkhoánTiềnmuasuyyếapoel nicosia vs nhất là trong phiên cuối tuần khiến chỉ số VN-Index kết tuần tại 1.052,89 điểm, giảm -16,82 điểm, tương đương -1,6% so với phiến cuối tuần kế trước. Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index cũng đóng cửa tại 207,25 điểm, giảm -4,35 điểm, tương đương -2,1% so với phiên cuối tuần trước.

Thị trường chứng khoán: Tiền mua suy yếu, VN-Index gia tăng áp lực điều chỉnh

Thanh khoản toàn thị trường vẫn duy trì tốt trong tuần qua, khi giá trị giao dịch trên 2 sàn giảm không đáng kể. Tổng giá trị giao dịch trên sàn HOSE đạt 64.039 tỷ đồng và bình quân giá trị giao dịch trong tuần đạt 12.808 tỷ đồng/phiên, giảm nhẹ -4,6% so với tuần trước. Còn trên sàn HNX, giá trị giao dịch đạt 8.160 tỷ đồng. Bình quân giá trị giao dịch trong tuần đạt 1.632 tỷ đồng/phiên, giảm không đáng kể so với tuần trước.

Thị trường chứng khoán: Tiền mua suy yếu, VN-Index gia tăng áp lực điều chỉnh
Tuần qua, khối tự doanh và đặc biệt là khối nhà đầu tư cá nhân lại mua ròng tốt. Theo đó, trong khi khối tự doanh mua ròng 236 tỷ đồng, thì khối nhà đầu tư cá nhân mua rất mạnh với hơn 1.900 tỷ đồng trên HOSE, với các điểm mua lớn tại STB, VND, HPG, VNM, VPB…

Trong tuần qua thị trường phân hóa mạnh với dòng tiền ngắn hạn luân chuyển qua các nhóm ngành và từ đó tác động tới biến động giá. Chịu áp lực điều chỉnh mạnh là nhóm bất động sản sau nhiều tuần phục hồi tăng giá. Nhóm cổ phiếu dịch vụ tài chính, chứng khoán cũng chịu áp lực bán tương tự khi nhiều mã đã có xu hướng tăng giá trong nhiều tuần. Nhóm ngân hàng cũng tương tự nhưng có sự phân hóa trong nội bộ ngành. Tuy nhiên, một số nhóm ngành như bán lẻ, hóa chất, thủy sản vẫn tăng giá trong tuần qua.

Thị trường chứng khoán: Tiền mua suy yếu, VN-Index gia tăng áp lực điều chỉnh

Trong tuần, nhiều cổ phiếu trụ cũng giảm giá và tác động tới chỉ số VN-Index như: HPG (-4,88), VCB (-3,29%), BID (-2,28%), VHM (-1,37%), VIC (-2,75%), GAS (-1,48%)… Trong khi đó, top 10 cổ phiếu biến động giá trên HNX phải kể đến như: KSF (-6,61%), NVB (-2,61%), THD (-1,27%)… ngược lại thì SHS (+10,75%), DTK (+4,08%), PVS (+2,72%)…

Thị trường chứng khoán: Tiền mua suy yếu, VN-Index gia tăng áp lực điều chỉnh

Khối ngoại có thêm một tuần giao dịch không tích cực khi tiếp tục bán ròng, thậm chí còn tăng mạnh và nối dài tuần bán ròng thứ 3 liên tiếp. Theo đó, giá trị bán ròng tăng mạnh hơn lên 1.734,76 tỷ đồng, dưới áp lực rút vốn của quỹ Fubon ETF. Trong khi đó, khối này mua ròng trên HNX với giá trị 23,5 tỷ đồng. Top cổ phiếu khối ngoại mua ròng khớp lệnh tuần này gồm: HDB, PNJ, VRE, EIB, HDG... Trong khi khối này bán ròng: STB, HPG, VND, PVD, VNM…

Tương tự khối ngoại, dòng tiền khối nhà đầu tư tổ chức trong nước cũng bán ròng 435 tỷ đồng, trong đó bán mạnh ở: CII, VND, GAS, ACB, VIX…

Ngược lại, khối tự doanh và đặc biệt là khối nhà đầu tư cá nhân lại mua ròng tốt. Theo đó, trong khi khối tự doanh mua ròng 236 tỷ đồng, thì khối nhà đầu tư cá nhân mua rất mạnh với hơn 1.900 tỷ đồng trên HOSE, với các điểm mua lớn tại STB, VND, HPG, VNM, VPB…

Theo chuyên gia của VNDIRECT dự báo, VN-Index có thể có một nhịp điều chỉnh ngắn về vùng hỗ trợ 1.030 - 1.040 điểm, song kịch bản thị trường rơi sâu sẽ khó xảy ra trong bối cảnh áp lực tỷ giá, lạm phát, lãi suất đã hạ nhiệt đáng kể trong thời gian vừa qua.

Thị trường chứng khoán tuần tới (17/4 - 21/4) được dự báo sẽ còn áp lực điều chỉnh khi nhịp tăng ngắn hạn vừa qua có thể đã dừng lại; đồng thời kết hợp với đó là dòng tiền lớn vẫn chưa vào lại và khối ngoại chuyển thế mua ròng.

Một số ý kiến cho rằng, kỳ vọng mốc 1.100 điểm có thể chưa đạt được trong giai đoạn này khi mốc VN-Index ở 1.084 đang cho thấy điểm kháng cự khó vượt qua. Chỉ số có thể tạm thời đi vào vùng điều chỉnh nhưng sẽ được nâng đỡ ở vùng điểm 1.040 điểm. Nhịp phục hồi có thể xuất hiện ở vùng này để test cung, nhưng nếu lượng cung không đủ lớn thì có thể tạo sức ép lớn hơn lên nhịp điều chỉnh của chỉ số.

Thị trường chứng khoán: Tiền mua suy yếu, VN-Index gia tăng áp lực điều chỉnh

Trong bối cảnh đó, các chuyên gia của VNDIRECT dự báo VN-Index có thể có một nhịp điều chỉnh ngắn về vùng hỗ trợ 1.030 - 1.040 điểm, song kịch bản thị trường rơi sâu sẽ khó xảy ra trong bối cảnh áp lực tỷ giá, lạm phát, lãi suất đã hạ nhiệt đáng kể trong thời gian vừa qua.

Theo đó, áp lực ngắn hạn của thị trường chủ yếu đến từ thông tin kết quả kinh doanh quý I/2023 của các doanh nghiệp niêm yết có thể tiếp tục kém khả quan và áp lực từ đợt đáo hạn phái sinh vào phiên giao dịch ngày 20/4 tới. Tuy vậy, áp lực này sẽ không lớn khi định giá của thị trường đang ở vùng chiết khấu khá cao so với lịch sử.

“Giả định trong trường hợp kết quả kinh doanh tiếp tục kém khả quan, thì chỉ số P/E thị trường có thể lên mức quanh 12,5 lần và đây không phải là mức cao so với mặt bằng P/E quá khứ. Do đó, chúng tôi cho rằng nhà đầu tư có thể tận dụng nhịp điều chỉnh lần này để tái cơ cấu danh mục đầu tư và cân nhắc gia tăng tỷ trọng cổ phiếu nếu VN-Index về vùng hỗ trợ 1.030 - 1.040 điểm, ưu tiên dịch chuyển danh mục đầu tư sang nhóm cổ phiếu có câu chuyện tăng trưởng rõ nét trong năm 2023 như ngân hàng, đầu tư công, du lịch hoặc những ngành đầu chu kỳ phục hồi như vật liệu xây dựng, thép. Bên cạnh đó, nhà đầu tư lưu ý duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức vừa phải và hạn chế sử dụng đòn bẩy margin khi thị trường đang trong nhịp điều chỉnh” - chuyên gia của VNDIRECT khuyến nghị./.

Cúp C1
上一篇:'Bay qua Hồ Gươm' lọt Top 10 tác phẩm thiếu nhi Việt nổi bật
下一篇:17 nghìn hộ dân khát nước bên nhà máy 35 tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm