【nhận định ulsan】Tình huống 40.000 bệnh nhân COVID
Văn bản nêu rõ,ìnhhuốngbệnhnhânhận định ulsan để thực hiện phương án, cần có sự vào cuộc của toàn thể hệ thống chính trị, các sở, ban, ngành và các đơn vị có liên quan; có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong triển khai phương án; bảo đảm các điều kiện về năng lực tiếp nhận đưa vào sử dụng, dự trữ sẵn sàng ôxy y tế và cập nhật năng lực cung ứng của các đơn vị sản xuất, cung cấp, vận chuyển khí ôxy y tế cho các bệnh viện, cơ sở y tế trực thuộc Sở Y tế.
Phương án được thực hiện theo 3 giai đoạn gồm giai đoạn đáp ứng tình huống 10.000 ca mắc COVID-19; giai đoạn đáp ứng tình huống 20.000 ca; giai đoạn đáp ứng tình huống 40.000 ca mắc COVID-19 trên địa bàn thành phố.
Cụ thể, giai đoạn một 2.000 giường điều trị, đáp ứng tình huống 10.000 người mắc Covid-19. Trong đó, 500 giường dành cho các bệnh nhân nặng và nguy kịch, do bệnh viện Đức Giang và Thanh Nhàn chuẩn bị, mỗi nơi 250 giường. 1.500 giường còn lại điều trị bệnh nhân Covid-19 triệu chứng vừa, do các bệnh viện Sơn Tây, Vân Đình, Phú Xuyên, Quốc Oai, Mê Linh, Chương Mỹ chuẩn bị.
Giai đoạn tiếp theo, 4.000 giường bệnh, chuẩn bị cho tình huống 20.000 ca. Lúc này, thêm bệnh viện Xanh Pôn và Hà Đông tham chiến điều trị bệnh nhân nặng, mỗi bệnh viện 250 giường. 6 bệnh viện gồm Sóc Sơn, Đan Phượng, Hoài Đức, Thạch Thất, Thanh Oai, Mỹ Đức chuẩn bị 1.500 giường, điều trị các bệnh nhân Covid-19 nhẹ hơn.
Giai đoạn thứ ba, 8.000 giường bệnh, ứng phó với kịch bản 40.000 ca. Khi đó, Hà Nội nhờ các bệnh viện trung ương, bộ, ngành hỗ trợ điều trị 1.000 ca nặng và nguy kịch. 16 bệnh viện khác chuẩn bị tổng cộng 3.000 giường cho người bệnh mức độ vừa, gồm Ung bướu, Đông Anh, Hòe Nhai, Y học cổ truyền Hà Nội, Y học cổ truyền Hà Đông, Phục hồi chức năng, Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba, Phúc Thọ, Thanh Trì, Phụ sản, Gia Lâm, Bắc Thăng Long, Tim.