您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【7m.cn.live scores】Liên kết, chia sẻ dữ liệu kiểm tra chuyên ngành: Công nghệ thông tin là then chốt 正文

【7m.cn.live scores】Liên kết, chia sẻ dữ liệu kiểm tra chuyên ngành: Công nghệ thông tin là then chốt

时间:2025-01-24 22:23:27 来源:网络整理 编辑:Cúp C2

核心提示

Áp dụng đồng bộ 3 phương thức kiểm tra chuyên ngành giúp cắt giảm chi phíGần 70.000 hồ sơ được xử lý 7m.cn.live scores

Áp dụng đồng bộ 3 phương thức kiểm tra chuyên ngành giúp cắt giảm chi phí
Gần 70.000 hồ sơ được xử lý qua Cơ chế một cửa quốc gia trong tháng 5
Kiểm tra chuyên ngành vật liệu xây dựng: Quy định không thống nhất đẩy doanh nghiệp vào thế khó
CBCC Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Nghi Sơn thực hiện công tác nghiệp vụ. Ảnh: P.Nhân
Công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Nghi Sơn thực hiện nghiệp vụ. Ảnh: P.Nhân

Mục tiêu này cũng xuất phát từ yêu cầu phải cách toàn diện công tác kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu, từ yêu cầu xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số theo chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 36-NQ/TƯ năm 2014.

Tại dự thảo Nghị định quy định cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng và kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu đặt ra các quy định để ứng dụng tối đa hệ thống công nghệ thông tin trong thủ tục hành chính.

Nội dung này cũng đã thể chế hóa cải cách 5 và cải cách 7 tại Quyết định 38/QĐ-TTg. Đây là nội dung cải cách hơn, minh bạch hơn so với các quy định hiện hành và khắc phục những hạn chế do việc thiếu dữ liệu về quá trình chấp hành pháp luật của doanh nghiệp, thiếu dữ liệu về hàng hóa kiểm tra chuyên ngành dẫn đến việc đánh giá doanh nghiệp có đủ điều kiện để được miễn kiểm tra hay không vẫn thực hiện thủ công (dựa trên văn bản xác nhận của cơ quan kiểm tra) như quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP.

Mặt khác, nhiều thủ tục kiểm tra chuyên ngành chưa thực hiện trên Cổng Thông tin một cửa quốc gia, vẫn thực hiện trên chứng từ giấy, kết quả kiểm tra cũng không được cập nhật đầy đủ trên hệ thống nên các cơ quan quản lý nhà nước không có đủ thông tin để phân tích, đánh giá rủi ro và áp dụng phương thức kiểm tra phù hợp.

Theo ban soạn thảo, các nội dung cải cách về công nghệ thông tin tại dự thảo Nghị định được xây dựng theo hướng các thông tin được các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, đơn vị liên quan thu thập, đánh giá, cập nhật và chia sẻ trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, tạo thành trung tâm lưu trữ và xử lý dữ liệu tập trung để phục vụ công tác kiểm tra, quản lý cũng như giải quyết các thủ tục hành chính.

Cụ thể, quy định thống nhất việc thực hiện thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm và thủ tục đăng ký bản công bố hợp quy, đăng ký bản tự công bố sản phẩm, đăng ký bản công bố sản phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia và quy định thực hiện thủ tục trong trường hợp hệ thống gặp sự cố.

Quy định rõ cơ chế đánh giá tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa thuộc diện phải kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm trong đó: quy định về tiêu chí đánh giá tuân thủ, nguồn thông tin phục vụ đánh giá tuân thủ pháp luật; quy định tiêu chí phân loại mức độ rủi ro (rủi ro cao, rủi ro thấp) để quyết định phương thức kiểm tra.

Căn cứ kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật, kết quả phân loại mức độ rủi ro của hàng hóa và thông tin liên quan đến mặt hàng nhập khẩu do tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm, Cổng thông tin một cửa quốc gia phản hồi thông báo phương thức kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm.

Theo ban soạn thảo, việc liên kết chia sẻ thông tin dữ liệu nhằm nâng cao hiệu quả kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm của cơ quan kiểm tra; tăng cường vai trò quản lý nhà nước của bộ quản lý ngành, lĩnh vực trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát, thanh tra, hoạch định và xây dựng chính sách quản lý kịp thời, chính xác, phù hợp và đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Qua đó giảm đầu mối tiếp xúc giữa doanh nghiệp và cơ quan kiểm tra nhằm công khai, minh bạch trong công tác kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm.

Đồng thời cắt giảm hồ sơ, thủ tục kiểm tra do các chứng từ, thủ tục đã được điện tử hóa, doanh nghiệp không phải nộp các chứng từ đã được cấp hoặc cập nhật trên Cổng thông tin một cửa quốc gia mà chỉ phải khai đầy đủ thông tin về số hiệu, ngày cấp của chứng từ trên tờ khai hải quan khi khi làm thủ tục nhập khẩu.

Ứng dụng tối đa công nghệ thông tin cũng giúp rút ngắn thời gian xử lý từng khâu, từng đầu mối trong quá trình thực hiện thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm. Đặc biệt minh bạch hóa, công khai hóa thông tin xử lý của các cơ quan, tổ chức nhằm giải quyết triệt để những phiền hà, sách nhiễu trong quá trình thực hiện.

Cải cách 5 và cải cách 7 tại Quyết định 38/QĐ-TTg ngày 12/1/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn đối với hàng hóa nhập khẩu như sau:

Cải cách 5: Áp dụng đầy đủ, thực chất nguyên tắc quản lý rủi ro trong kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu để bảo đảm vai trò quản lý nhà nước và nâng cao tính tuân thủ của doanh nghiệp

Áp dụng đầy đủ, thực chất nguyên tắc quản lý rủi ro trong kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu, bao gồm:

Đánh giá theo tiêu chí lựa chọn đối với nhà xuất khẩu, nhà sản xuất ở nước ngoài;

Đánh giá tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp;

Xây dựng Danh mục hàng hóa rủi ro của từng lĩnh vực quản lý chuyên ngành;

Các bộ quản lý ngành, lĩnh vực phối hợp cung cấp cho cơ quan hải quan các thông tin rủi ro để thực hiện áp dụng quản lý rủi ro “tích hợp” trong kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm;

Cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm hoặc ngẫu nhiên (không quá 5%) để đánh giá tuân thủ pháp luật của người khai hải quan.

Cải cách 7: Ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin để triển khai mô hình mới

Kế thừa lại phần thiết kế các chức năng xử lý dữ liệu thuộc hệ thống xử lý chuyên ngành và chuyển luồng dữ liệu từ Cổng thông tin một cửa quốc gia trực tiếp tới hệ thống thông quan hải quan, các hệ thống chuyên ngành tiếp tục chia sẻ thông tin hiện có và chia sẻ thêm thông tin thông quan từ phía cơ quan Hải quan để phục vụ công tác quản lý nhà nước của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực.

Nâng cấp Cổng thông tin một cửa quốc gia, hệ thống thông quan tự động và hệ thống quản lý rủi ro để bổ sung các tính năng mới (Hỗ trợ doanh nghiệp xác định hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành; hỗ trợ doanh nghiệp công bố tiêu chuẩn/quy chuẩn áp dụng đối với hàng hóa; kết nối và chia sẻ hồ sơ, dữ liệu cho các bên liên quan; phân luồng kiểm tra chuyên ngành kết hợp với phân luồng kiểm tra hải quan; cung cấp các chỉ dẫn cho doanh nghiệp để thực hiện các công đoạn trong kiểm tra chuyên ngành kết hợp với kiểm tra hải quan; lấy mẫu, giao nhận mẫu và quản lý mẫu...).