Trong hơn 2 năm trở lại đây,Ổnđịnhvĩmôđónggóprấtlớnchotăngtrưởtrận đấu brighton gặp tottenham dù mức tăng trưởng còn thấp nhưng lạm phát đã được duy trì, kinh tế vĩ mô đã ổn định hơn. Ông đánh giá như thế nào về vai trò của việc ổn định kinh tế vĩ mô trong phát triển kinh tế đất nước, thưa ông? Thực tế trong 2 năm nay, nền kinh tế đã bước vào giai đoạn ổn định hơn nhiều so với trước đó. Lạm phát được kiểm soát ở mức thấp một con số (1,84%) sau khi tăng lên đến 18,13% vào năm 2011. Tăng trưởng tuy chưa đạt kỳ vọng song cũng đã có tiến bộ hơn. Nếu như năm 2012 tăng 5,03%; năm 2013 tăng 5,42% thì năm 2014 ước tính tăng 5,98%. Dự báo năm 2015 tăng trưởng có thể đạt hoặc vượt 6,2%, cao nhất từ 2011 đến nay. Sự ổn định đóng góp rất lớn cho tăng trưởng của các ngành kinh tế trong nước cũng như sự hợp tác kinh doanh với các nước trên thế giới. Đáng chú ý, tận dụng được sự ổn định này, Chính phủ đã đẩy mạnh công cuộc cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đây là hành động rất cần thiết trong bối cảnh sức cạnh tranh của DN Việt nói riêng, toàn bộ nền kinh tế nói chung còn thấp và nhiều Hiệp định thương mại tự do được ký kết và có hiệu lực trong thời gian tới. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rằng sự ổn định này còn chưa vững chắc. Nợ công, nợ xấu trong khu vực ngân hàng, DNNN... vẫn chưa được làm rõ và gây ra các rủi ro cho nền kinh tế nếu không được giải quyết thấu đáo, đe dọa đến sự phát triển bền vững về sau. Vì thế, bên cạnh việc tiếp tục ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý, giải quyết “cục máu đông” nợ xấu cần được ưu tiên hàng đầu để các mạch máu của nền kinh tế được lưu thông thông suốt. Vấn đề nợ công cũng cần được kiểm soát tốt nhằm đảm bảo trong giới hạn an toàn, bởi lẽ nợ công sẽ ảnh hưởng lớn đến sự bền vững của một quốc gia. Để làm được điều này, vấn đề quan trọng là phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, tránh thất thoát, lãng phí như đã từng xảy ra... Nhìn tổng thể giai đoạn 5 năm vừa qua, phải chăng đây là giai đoạn hết sức khó khăn của kinh tế Việt Nam? Đây đúng là giai đoạn khó khăn, nhiều biến động của tình hình trong và ngoài nước đã tác động mạnh đến kinh tế Việt Nam. Cho nên các chỉ tiêu kinh tế đề ra trong 2011-2015 có đạt được là sự cố gắng rất lớn, thể hiện quyết tâm của các cấp, các ngành, người dân, DN. Mặt tích cực là rất đáng ghi nhận. Trong đó thể chế ổn định là điều rất tốt, tất cả các nước đều cần điều này, cho nên cần duy trì và phát triển thêm trong giai đoạn tiếp theo. Nhưng một điều cần lưu ý là cần quan tâm đến khu vực nông thôn. Ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, người nông dân còn khó khăn lắm cho dù xóa đói giảm nghèo đã được quốc tế ghi nhận là thành tích nổi bật của Việt Nam từ sau đổi mới 1986. Cho nên với những kết quả đạt được, chúng ta không nên chủ quan mà phải nhìn vào đời sống người dân, niềm tin của người dân vào sự phát triển của đất nước. Nếu chỉ nhìn thấy thắng lợi mà không thấy các hạn chế thì không ổn. Có thể, với tốc độ tăng trưởng như thời gian qua, mục tiêu tăng trưởng GDP ở mức 7-7,5% đã đề ra sẽ không đạt được. Song việc ổn định vĩ mô, tái cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh sẽ tạo tiền đề cho giai đoạn 2016-2020 phát triển tốt hơn, thưa ông? Đúng vậy. Những cải cách Việt Nam đã và đang thực hiện chắc chắn sẽ tạo đà cho giai đoạn sau kinh tế ổn định bền vững hơn, phát triển hơn. Song đi vào thực tế từng lĩnh vực mới thấy còn nhiều điều khó khăn. Chúng ta nói cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa để tạo thuận lợi cho người dân, song xuất phát từ thực tế bản thân, tôi thấy thủ tục vẫn còn nhiêu khê, nặng nề, làm người dân mệt mỏi. Chẳng hạn người dân mất cả chục năm vẫn không thể làm được sổ đỏ cho căn nhà họ sở hữu hợp pháp. Cho nên cải cách thủ tục hành chính, môi trường đầu tư kinh doanh phải đi vào thực chất, không phải là những lời hô hào suông còn thực tế không đạt được như mong muốn. Phải thừa nhận rằng, cải cách ở nước ta giữa nói và làm còn khoảng cách rất lớn nên dứt khoát cần khắc phục điều này. Xin cảm ơn ông! |