【lyon vs toulouse】Chú trọng phòng cháy hơn chữa cháy
Thời gian qua,ọngphngchyhơnchữlyon vs toulouse nhờ quan tâm thực hiện có hiệu quả nhiều biện pháp từ ngành chức năng, địa phương nên nhận thức trong công tác phòng cháy, chữa cháy của người dân ngày càng chuyển biến tích cực, góp phần kéo giảm cháy, nổ trên địa bàn.
Bên cạnh gắn chuông báo cháy, anh Võ Văn Bé Tám, thành viên của Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy ở phường Thuận An, thị xã Long Mỹ, còn trang bị bình chữa cháy tại gia đình.
Anh Võ Văn Bé Tám, thành viên của Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy ở phường Thuận An, thị xã Long Mỹ, chia sẻ: “Nhận thức rõ hậu quả của cháy, nổ, nên tôi sắp xếp, bố trí kinh doanh, sinh hoạt của gia đình cho phù hợp. Theo đó, tầng 1 của nhà thì kinh doanh sữa, tầng 2 để đun nấu và nghỉ ngơi. Tôi còn trang bị 4 bình chữa cháy, lắp 3 chuông báo, trang bị vòi phun nước, cửa thoát hiểm phía sau nhà theo yêu cầu”.
Ý thức được nâng lên
Trung tá Nguyễn Đình Hệ, Trưởng Công an phường Thuận An, cho biết, hiện địa phương có 5 tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy. Để các tổ hoạt động hiệu quả, đơn vị phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, thực tập phương án phòng cháy, chữa cháy cho người dân, hộ gia đình trong tổ; thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở những thành viên thực hiện chưa tốt để kịp thời chấn chỉnh…
“Từ khi thành lập tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy thì ý thức về vấn đề này của nhiều người nâng lên rõ rệt. Cụ thể, từ chỗ xem phòng cháy, chữa cháy là nhiệm vụ của lực lượng công an thì nay người dân trên địa bàn, nhất là thành viên trong tổ liên gia đã thay đổi nhận thức, xác định đây là trách nhiệm, nghĩa vụ của mọi người, mọi nhà”, trung tá Nguyễn Đình Hệ đánh giá.
Tương tự, mô hình “Sử dụng điện an toàn phòng cháy, chữa cháy chợ Phường IV, thành phố Vị Thanh” đang duy trì hoạt động khá hiệu quả. Đó là nhờ Ban Chỉ đạo mô hình định kỳ tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp an toàn trong sử dụng điện tại chợ cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở và các tiểu thương biết để kiểm tra, đánh giá độ an toàn về điện, cũng như những thiếu sót và biện pháp khắc phục.
Từng thành viên của mô hình thường xuyên tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật liên quan đến hộ kinh doanh và khách hàng nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm trong bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy; xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy. Ngoài ra, Ban Chỉ đạo mô hình còn yêu cầu tiểu thương ký cam kết thực hiện tốt an toàn phòng cháy, chữa cháy, tham gia tập huấn định kỳ; thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở tiểu thương thực hiện các biện pháp về phòng ngừa cháy, nổ…
Sau khi được tuyên truyền, 100% tiểu thương thực hành đúng hướng dẫn. Theo đó, các tiểu thương không đun nấu, thắp nhang tại nơi kinh doanh; sắp xếp hàng hóa đúng quy định, xa nguồn điện; ban đêm ngắt nguồn điện khi không có người ngủ tại nơi kinh doanh... Từ đó, tình hình cháy nổ không xảy ra.
Theo thượng tá Lê Hùng Cường, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Công an tỉnh, hiện tỉnh có gần 200 tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy và 5 mô hình phòng cháy, chữa cháy. Các tổ, mô hình này đều hoạt động hiệu quả, nhất là công tác tuyên truyền phòng cháy, chữa cháy đến tiểu thương, người dân, từ đó chủ động hơn trong thực hiện. Nhiều người từ thờ ơ, chủ quan phòng cháy, chữa cháy, nay trở thành tuyên truyền viên về công tác này.
Nhiều biện pháp thiết thực
Ngoài tiếp tục duy trì các mô hình hiệu quả, lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy còn thực hiện nhiều biện pháp thiết thực trong nhiệm vụ của mình. Cụ thể, 9 tháng đầu năm 2024, cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Công an tỉnh tổ chức 60 cuộc tuyên truyền miệng cho 5.810 lượt người; phối hợp với đơn vị có liên quan tổ chức 6 buổi tuyên truyền, trải nghiệm, thực hành chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, có 2.920 người tham gia; phát 10.000 tờ rơi, tờ khuyến cáo đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Đồng thời, tổ chức cho 770 hộ kinh doanh ký cam kết đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy; mở 30 lớp tập huấn nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy cho cơ sở, có hơn 2.000 người tham gia; hướng dẫn 8 cơ sở xây dựng phương án cứu nạn, cứu hộ, 440 cơ sở tự tổ chức thực tập phương án chữa cháy và 145 cơ sở tự tổ chức thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Riêng công an cấp huyện tổ chức tuyên truyền trực tiếp 1.300 cuộc, có 16.160 người tham gia; vận động 90 hộ gia đình mở lối thoát nạn thứ 2; tổ chức cho 5.465 hộ ký cam kết đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy; vận động 39.165 hộ gia đình tự trang bị bình chữa cháy… Từ đó, mọi tầng lớp nhân dân hiểu hơn, chủ động hơn trong thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy, góp phần kéo giảm số vụ cháy so cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, 9 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh xảy ra 1 vụ cháy, so cùng kỳ giảm 1 vụ.
Trước đây, ông Nguyễn Văn Khả, bán tạp hóa tại xã Tân Tiến, thành phố Vị Thanh ít quan tâm đến công tác phòng cháy, chữa cháy. Sau khi được ngành chức năng, địa phương tuyên truyền, nên ông không chỉ chủ động trang bị bình chữa cháy mà còn thay dây điện trong nhà cho phù hợp với thiết bị tiêu thụ điện và xây dựng phương án chữa cháy. “Việc phòng cháy là bảo vệ tài sản của bản thân, gia đình, mình không chủ động thì không ai làm thế. Tôi sẽ thường xuyên kiểm tra hệ thống dây điện, khi đun nấu phải có ngươi trông coi để phòng tránh cháy, nổ xảy ra”, ông Khả khẳng định.
Thượng tá Lê Hùng Cường cho hay: “Tới đây, chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền các biện pháp phòng cháy, chữa cháy đến mọi tầng lớp nhân dân; tổ chức rà soát những cơ quan, doanh nghiệp có nguy cơ cháy, nổ cao để tổ chức tuyên truyền, thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu nộ. Đồng thời, tổ chức kiểm tra việc thực hiện phòng cháy, chữa cháy ở các chợ, siêu thị nhằm kịp thời nhắc nhở, xử lý những hạn chế, thiếu sót, vi phạm để việc chủ động phòng cháy, chữa cháy của người dân thường xuyên hơn”.
NHẬT TÂN