【ket qua bong da cup duc】Múa truyền thống của người S’tiêng
作者:Cúp C1 来源:Cúp C2 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 14:35:24 评论数:
BPO - Trải qua nhiều thế kỷ,ềnthốngcủangườket qua bong da cup duc người S’tiêng đã sáng tạo ra kho tàng văn hóa phong phú, bao gồm văn học, tạo hình, ca hát và âm nhạc dân gian. Trong đó, múa dân gian đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của cộng đồng người S’tiêng. Đây là sản phẩm văn hóa do cộng đồng dân tộc S’tiêng sáng tạo và biểu diễn trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Thông qua các điệu múa, người S’tiêng thể hiện cảm xúc với thiên nhiên, đất đai và tổ tiên, đồng thời tôn vinh các giá trị tinh thần và kết nối cộng đồng. Hiện nay, múa dân gian S’tiêng được chia thành 3 loại: múa sinh hoạt, múa lao động và múa tín ngưỡng.
Múa trong sinh hoạt
Múa sinh hoạt khác với các điệu múa khác ở chỗ điệu múa được nghệ nhân sử dụng là những động tác tự do, múa theo sự hưng phấn, sáng tạo mang dấu ấn cá nhân. Khi âm nhạc cất lên, chất men làm cho các nghệ nhân hưng phấn, họ múa với tất cả nhiệt tình, say mê, nhiều động tác mới lạ cứ tự nhiên xuất hiện. Sở dĩ múa dân gian chỉ sử dụng một vài tư thế, động tác nhắc lại nhiều lần, vì điệu múa sáng tạo chỉ nhằm mục đích giao lưu tình cảm với nhau, tạo không khí sôi nổi, vui vẻ.
Múa trong sinh hoạt của dân tộc S’tiêng tại xã Thanh An, huyện Hớn Quản
Hầu hết múa sinh hoạt của người S’tiêng là múa theo nhịp đôi hay nhịp một, giai điệu múa biến đổi theo nội dung bài nhạc. Người S’tiêng có nhiều điệu múa với số lượng nữ tham gia đông. Trong điệu múa của người S’tiêng có một số điệu được tiếp thu từ điệu múa của đồng bào Khmer nhưng đã được người S’tiêng biến hóa chút ít, động tác múa chân nhún giật, bước chân đi ngang và chụm lại, mặt hướng vào tâm của vòng tròn. Động tác mở úp từng tay, dùng nhiều nhịp nhạc để động tác được kéo dài, chậm lại phù hợp với sở thích.
Múa trong sinh hoạt của dân tộc S’tiêng tại lễ công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề thủ công truyền thống “Nghề đan gùi và nghề dệt thổ cẩm của người S’tiêng tỉnh Bình Phước"
Múa trong lao động
Trong quá trình lao động người S’tiêng đã sáng tạo ra những động tác múa bằng chính các dụng cụ lao động như cây ná, cây lao, chiếc xà gạc… Đối với múa chọc lỗ và tỉa hạt, nghệ nhân cầm cây thực hiện múa theo thao tác chọc lỗ như một dụng cụ biểu diễn, người xem dễ cảm nhận. Đội hình chọc lỗ đi theo hình so le bậc thang, có khả năng chuyển đổi theo nhiều góc độ phong phú. Động tác múa tỉa hạt có nhiều góc độ cao, thấp khác nhau. Hình ảnh kết hợp giữa động tác nam chọc lỗ và nữ bỏ hạt tạo thành hình thức múa tập thể nam nữ, một bức tranh sinh động về động tác, đội hình, màu sắc và tiết tấu trên nương rẫy.
Múa trong lao động (múa trong sản xuất lúa rẫy) do thanh niên thôn Thiện Cư, xã Thiện Hưng, huyện Bù Đốp biểu diễn
Đối với múa gùi, chiếc gùi có hai quai gắn từ miệng gùi vòng xuống đáy dùng để cõng gùi trên lưng, qua hai vai. Các tư thế mang gùi khi di chuyển thường dùng hai bàn tay căng dây cho vai đỡ đau. Khi gùi nặng thường phải cúi khom người về phía trước… Những tư thế đeo gùi, với nhiều góc độ trên địa hình khác nhau, kết hợp với tốc độ vận động trong cảnh thiên nhiên hùng vĩ đã gợi nhiều ý tưởng cho biên đạo múa sáng tạo những tác phẩm múa sinh động, hấp dẫn và độc đáo.
Múa xà gạc có kết hợp các thế chân tiến, lùi, sang trái, phải, quay tròn, lượn vòng. Các thế chân, phang ngang được nhắc đi nhắc lại nhiều lần theo một tốc độ, tiết tấu nào đó hoặc dừng trong một tư thế tạo hình thì yếu tố múa cây xà gạc được xác định. Động tác múa xà gạc là đạo cụ múa mang tính đặc thù của dân tộc S’tiêng.
Bên cạnh đó, người S’tiêng còn có múa giã gạo. Công việc giã gạo là của phụ nữ, vì vậy điệu múa này chỉ có phụ nữ tham gia. Giã gạo là tổ hợp động tác múa trong thao tác lao động, nhưng cái đẹp hình thể người con gái được phô bày tự nhiên. Cùng với đó là những âm thanh của lục lạc bằng đồng hay bằng bạc được đính quanh chiếc váy và vòng kiềng ở cổ chân của các cô gái tạo ra một hòa âm vừa rộn rã vừa lung linh thu hút người xem. Nó không chỉ là nét đẹp trong đời sống lao động thường ngày, người ta đã tìm thấy sự toàn vẹn của ý nghĩa thẩm mỹ trong hoạt động nghệ thuật múa của người S’tiêng.
Múa tín ngưỡng
Tín ngưỡng là một loại hình sinh hoạt văn hóa đặc trưng của người S’tiêng. Dân tộc S’tiêng quan niệm vạn vật hữu linh, tất cả đều thiêng liêng, có thần trú ngụ, như thần mặt trời, thần mặt trăng, thần núi, thần rừng, thần gió, thần mưa… nên đều phải cúng lễ cầu mong thần ban phúc.
Múa tín ngưỡng (múa bà bóng) tại lễ hạ cồng chiêng ở xã Lộc Hòa, huyện Lộc Ninh
Trong các tín ngưỡng nghi lễ của người S’tiêng phải kể đến nghi lễ có ảnh hưởng tới tình cảm, đời sống văn hóa tâm linh của cộng đồng người S’tiêng như lễ cúng cơm mới, lễ đâm trâu… Trong những tín ngưỡng này có các điệu múa tham gia như một thành tố không thể thiếu. Những điệu múa do các bà bóng thực hiện (bà bóng là danh xưng chỉ người phụ nữ thực hiện các nghi thức chính trong những lễ cúng liên quan).
Múa tín ngưỡng (múa bà bóng) trong lễ cầu an của đồng bào S’tiêng (Bù Dek) tại xã Thanh An, huyện Hớn Quản
Múa dâng lễ (bà bóng dâng lễ) là điệu múa khởi đầu để cúng khấn các vị thần linh, rồi tiếp đến các lễ của tín ngưỡng thờ thần linh. Động tác múa là hai tay tạo thành hai đường dây cùng đối nhau giơ lên cao, hai bàn tay ngửa lên trên và khi biến đổi thì xòe lòng bàn tay hướng phía trước, phối hợp với động tác tay là người xoay bên phải, xoay bên trái rồi trở về ở thế tự nhiên. Động tác chân, một chân nhún tại chỗ, đồng thời chân kia đá nhẹ lên phía trước, sau đó chân đá kéo về nhún nhẹ tại chỗ, chân làm trụ đá nhẹ lên phía trước. Cứ như vậy hai chân hoán vị cho nhau liên tục.
Múa bà bóng (đội tô dâng nước, dâng đèn), bà bóng người S’tiêng múa đội tô bằng đồng bên trong đặt 4 cây nến sáp ong. Bà có nhiều động tác múa, chuyển động nhanh, chân nhún mạnh, mặt hướng vào tâm vòng tròn, chân di động ngang. Có lúc bà đưa một chân về phía trước, có lúc cúi gập người, toàn thân xoay nửa vòng qua lại, hai tay múa buông thõng và qua lại sát mặt đất. Bà múa trên nền nhạc goong (cồng) 5 chiếc, cùng tiết tấu trống lớn và chũm chọe nhịp nhàng, rộn ràng, sôi động.
Múa tín ngưỡng của người S’tiêng phần lớn do bà bóng thực hiện. Bà bóng được xem như là người có phép thuật, có thể giao tiếp với thần linh, những phép thuật ấy thông qua sự trình diễn của bà bóng, thông qua những điệu múa cầu thần linh phù hộ.
Trong nghệ thuật múa của người S’tiêng, âm nhạc là yếu tố quan trọng làm nên thành công của lễ hội. Hầu hết các bài múa trên nền nhạc cồng chiêng, tạo nên sự cộng hưởng, đồng bộ, phản ánh tâm hồn tự do, bay bổng của dân tộc S’tiêng. Với người S’tiêng, nghệ thuật múa ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa tinh thần, làm cho cuộc sống trở nên vui tươi và phong phú hơn. Hiện nay, cộng đồng người S’tiêng đã và đang tiếp tục phát triển nghệ thuật múa, kế thừa nền văn hóa truyền thống và tiếp thu yếu tố văn hóa từ các dân tộc anh em, làm cho múa S’tiêng ngày càng đa dạng và thăng hoa. |