您现在的位置是:Cúp C1 >>正文

【cúp quốc gia đan mạch】Triển vọng tài chính Mỹ rất mờ mịt

Cúp C145419人已围观

简介Để phản ánh những khó khăn của nền kinh tế Mỹ trong năm 2011, mạng “Báo cáo tình báo hàng ngày” (Mỹ) ...

trien vong tai chinh my rat mo mit

Để phản ánh những khó khăn của nền kinh tế Mỹ trong năm 2011,ểnvọngtàichínhMỹrấtmờmịcúp quốc gia đan mạch mạng “Báo cáo tình báo hàng ngày” (Mỹ) mới đây đã đưa ra một số dẫn chứng. Trước hết, chi tiêu của chính phủ tăng với tỷ lệ lũy tiến và hiện gấp 18 lần chi tiêu năm 1970. Tổng thống Barack Obama đã đưa ra đề nghị ngân sách mới, trong đó tăng chi tiêu của chính phủ lên 5.600 tỷ USD trong năm 2011.

Thứ hai, nợ chính phủ bùng nổ. Nợ quốc gia của Mỹ hiện ở mức hơn 14.000 tỷ USD, nhiều gấp 14 lần khoản nợ chính phủ năm 1980. Điều đáng nói là nợ quốc gia của Mỹ vẫn tiếp tục tăng với tốc độ chóng mặt. Thực tế, chính quyền Obama dự báo thâm hụt ngân sách liên bang năm 2011 sẽ đạt mức kỷ lục là 1.600 tỷ USD. Trừ phi có những thay đổi nhanh chóng, triển vọng tài chính của Chính phủ Mỹ trong những năm tới sẽ rất mờ mịt.

Thứ ba, nợ của các hộ gia đình Mỹ đã tăng lên mức kỷ lục trong 30 năm qua. Có một thực tế đáng buồn là không những Chính phủ Mỹ trở thành “con nợ” mà các hộ gia đình Mỹ cũng đang rơi vào cảnh nợ nần chồng chất. Tính đến giữa thập niên 1980, tổng số nợ của các hộ gia đình Mỹ không vượt quá 2.000 tỷ USD, nhưng hiện nay con số này đã tăng lên trên 13.000 tỷ USD. Như vậy, tổng số nợ của chính phủ, các công ty và người tiêu dùng ở Mỹ hiện ở mức trên 50.000 tỷ USD, mức nợ khổng lồ chưa từng có trong lịch sử Mỹ.

Do hàng nghìn nhà máy đóng cửa và hàng triệu việc làm ở Mỹ phải chuyển ra nước ngoài, số người Mỹ thất nghiệp tiếp tục tăng. Thực tế, số người Mỹ thất nghiệp hiện nay lớn gấp 3 lần số người Mỹ thất nghiệp trong năm 1970. Tất cả các xu hướng thương mại toàn cầu đều không có lợi cho giai cấp trung lưu của Mỹ. Khoảng thời gian thất nghiệp trung bình ở Mỹ kéo dài chưa từng thấy.

Trong kỷ nguyên sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai, khoảng thời gian thất nghiệp trung bình ở Mỹ kéo dài 10 tuần đã được coi là một “cuộc khủng hoảng quốc gia”. Nhưng hiện nay, cạnh tranh việc làm căng thẳng đến nỗi khoảng thời gian thất nghiệp trung bình kéo dài tới hơn 20 tuần.

Kể từ khi Ngân hàng Dự trữ liên bang (FED) được thành lập năm 1913 đến nay, giá trị của đồng USD giảm trên 95%. Một trong những lý do để FED tiếp tục tồn tại là ngân hàng này có nhiệm vụ hỗ trợ kiểm soát lạm phát. Nhưng thực tế, Mỹ chưa bao giờ bị lạm phát nghiêm trọng cho đến khi FED đóng vai trò kiểm soát. Đặc biệt, từ khi Mỹ từ bỏ hoàn toàn “bản vị vàng” trong thập kỷ 1970, lạm phát thực sự bắt đầu leo thang ngoài tầm kiểm soát.

Hiện nay, FED cho biết giải pháp đối với các khó khăn kinh tế của Mỹ là in thêm nhiều tiền để tung ra thị trường. “Canh bạc” mà FED đang chơi bằng cách in thêm tiền là không thể chấp nhận. Người Mỹ đã thấy những gì FED đã làm đối với đồng USD kể từ khi bắt đầu suy thoái.

Tất cả số lượng tiền mới in thêm sẽ gây lạm phát lớn, đặc biệt, khi giá dầu lửa đang ở mức cao báo động. Giá dầu cao sẽ không có lợi cho kinh tế Mỹ vì toàn bộ hệ thống kinh tế Mỹ đều dựa trên cơ sở sử dụng khối lượng lớn dầu lửa giá rẻ. Thật đáng tiếc, mô hình đó đang bắt đầu rạn nứt và hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.

Giữa năm 2008, giá dầu đã tăng lên mức kỷ lục là 147 USD/thùng, khiến hệ thống tài chính thế giới “nổ tung” trong vài tháng sau. Rõ ràng, giá dầu lửa lại bắt đầu tăng cao và đó là “điềm xấu” đối với nền kinh tế Mỹ.

Hồng Quang

Tags:

相关文章