【kết quả bóng đá giải nhật bản】'Bóng đá nữ Việt Nam: Chuyện lần đầu kể'

时间:2025-01-26 22:56:11 来源:88Point

Cuốn phim ra rạp từ 18/10,óngđánữViệtNamChuyệnlầnđầukểkết quả bóng đá giải nhật bản được thực hiện bởi đạo diễn Nguyễn Thị Thắm, người đứng sau thành công của phim tài liệu Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng. Êkíp của Thắm bắt tay dự án từ năm 2022, theo chân đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam đi tới bốn quốc gia và 12 thành phố, đồng thời tham khảo hình ảnh của khoảng 300 trận đấu để tạo nên cuốn phim có thời lượng khoảng 80 phút.

Thông qua hình ảnh thực tế kết hợp lời kể của đại diện VFF, các thành viên ban huấn luyện và nhóm cầu thủ thuộc tuyển quốc gia, phim Bóng đá nữ Việt Nam: Chuyện lần đầu kểtái hiện hành trình 40 năm bóng đá nữ Việt Nam làm nên thương hiệu và chạm tay tới giấc mơ World Cup 2023.

Đạo diễn Nguyễn Thị Thắm (trái) hội ngộ huấn luyện viên (HLV) Mai Đức Chung và các tuyển thủ bóng đá nữ tại buổi ra mắt phim hôm 17/10,

Đạo diễn Nguyễn Thị Thắm (trái) hội ngộ huấn luyện viên (HLV) Mai Đức Chung và các tuyển thủ bóng đá nữ tại buổi ra mắt phim hôm 17/10,

Tinh thần truyền lửa qua các thế hệ

Phút mở màn, bộ phim đưa khán giả ngược dòng thời gian về năm 1985. Khu chợ dưới chân cầu Ông Lãnh ở TP HCM khi ấy, người ta hay bắt gặp nhóm nữ thiếu niên tụ tập đá bóng "phủi". Bất chấp đòn roi của mẹ cha, những cô gái trẻ vẫn thường trốn nhà để thỏa sức đam mê với trái bóng tròn.

Chẳng mấy chốc, những chân sút đường phố lọt vào mắt xanh của ban lãnh đạo Sở Văn hóa - Thể thao TP HCM, được đưa về đào tạo bài bản, trở thành lứa cầu thủ chuyên nghiệp đầu tiên của thành phố, được gọi vào tuyển quốc gia. Từ những trận cầu "máu chiến" trong nước đến những huy chương vàng SEA Games, các chị làm nên một dấu ấn đặc biệt của thể thao Việt Nam. Dẫu vậy, họ vẫn hứng chịu không ít định kiến của người đời, thiếu vắng sự cổ vũ của người thân, giữa thời buổi bóng đá được mặc định chỉ dành cho nam giới.

Điểm qua các cột mốc mang tính dấu ấn của bóng đá nữ nước nhà, cuốn phim đưa người xem gặp lại những tên tuổi vàng son một thuở như Lưu Ngọc Mai, Phan Minh Nguyệt... Tuổi xấp xỉ đầu năm, các chị nay góp mặt trong ban huấn luyện của đội tuyển quốc gia, chung tay ươm mầm cho những hạt giống trẻ.

So với các chị ngày trước, thế hệ cầu thủ bây giờ may mắn hơn khi có được sự khích lệ của gia đình và điều kiện tập luyện kiện toàn. Nhưng theo đó, những thách thức và kỳ vọng cũng lớn thêm mỗi ngày. Quan niệm xã hội đã phần nào "cởi trói" cho bóng đá nữ, nhưng những câu hỏi nặng tính dán nhãn: "Con gái sao cắt tóc ngắn quá?", "Con gái đá bóng làm gì?" hay lời khuyên lối mòn: "Bỏ bóng đá về quê lấy chồng cho khỏi quá lứa lỡ thì" đôi khi vẫn làm họ "mòn tai".

Hai thời đại hai thế hệ có nhiều yếu tố khách quan đổi khác, nhưng giao điểm luôn là tinh thần thể thao thuần khiết. Trước ống kính của nhà làm phim, một cựu tuyển thủ hoài niệm: "Càng chịu cái nhìn khắt khe, chúng tôi càng phấn đấu". Còn một chân sút của đương đại bộc bạch: "Những điều thế hệ các cô, các chị chưa có điều kiện làm, chúng tôi sẽ cố gắng". Ngọn lửa đam mê sân cỏ cứ truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác một cách tự nhiên.

Nhiều khoảnh khắc thi đấu, câu chuyện phía sau sân cỏ được hé lộ trên màn ảnh rộng.

Nhiều khoảnh khắc thi đấu, câu chuyện phía sau sân cỏ được hé lộ trên màn ảnh rộng.

Giấc mộng World Cup không xa vời

Mạch truyện chính của Bóng đá nữ Việt Nam: Chuyện lần đầu kểtập trung vào hành trình chinh phục cúp bóng đá toàn hành tinh của đội tuyển quốc gia. Từng hai lần vụt mất cơ hội tham gia World Cup, các nữ cầu thủ luôn canh cánh trong lòng niềm tiếc nuối, nỗi sục sôi và cả nỗi sợ mộng thành hình, mình đã đến tuổi giải nghệ.

Những gương mặt cúi gằm, những bàn tay quệt nước mắt sau trận thua Thái Lan ở vòng loại châu Á kéo không khí phim chùng xuống trong đôi phút. Ngay sau đó, mạch phim chuyển hướng phấn chấn với loạt cảnh tập luyện để "phục thù" của các tuyển thủ.

Lần thứ ba tiến tới ngưỡng cửa World Cup, các cô gái Việt dường như sẵn sàng mọi tiêu chí. Vậy mà đại dịch ùa tới làm đội hình rơi rớt từng ngày. Một cầu thủ rồi hai, ba cầu thủ dương tính với Covid-19. Số người mắc bệnh leo thang, sát ngày ra sân vòng loại châu Á chỉ còn lại ba người tập luyện.

Trong khi những người thầy, người cô đắn đo phương án rút lui khỏi bảng đấu, các cầu thủ quyết liệt nắm chặt giấc mơ họ theo đuổi bấy lâu. Ra sân khi cơ thể còn bị hành bởi hậu Covid-19, các múi cơ bớt săn chắc, từng nhịp thở yếu hơn, các cầu thủ dễ đuối sức, gặp chấn thương. Trong tình cảnh như thế, chiến thắng 2-1 trước tuyển Đài Loan cùng tấm vé tiến vào chung kết Wolrd Cup 2023 làm nên dấu son của lịch sử.

Trận đấu diễn ra đã hai năm, kết quả ai cũng biết rõ. Vậy nhưng thông qua lời tự sự của những người trong cuộc cùng nhịp dựng gay cấn của phim, cảm giác căng thẳng dõi theo từng phút trên sân cỏ vẫn được khơi lên trong tâm trí khán giả.

Hạnh phúc vỡ òa, thầy trò ông Mai Đức Chung hòa giọng hát vang bài ca Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắngđể ăn mừng. Tiền vệ Bích Thùy, người ghi bàn dẫn trước đối thủ, gọi điện về nhà hào hứng: "Mẹ ơi con vào World Cup rồi". Trong khi, hậu vệ Chương Thị Kiều lặng lẽ một góc rơi nước mắt vì hay tin ông ngoại mới mất. Từng cảm xúc, câu chuyện được ghi chép và giãi bày chân thực, hé lộ nhiều lát cắt đời thường của những ngôi sao sân cỏ, gợi mở niềm xúc động nơi khán giả.

Hành trình tới World Cup  của các cô gái Việt Nam truyền cảm hứng cho khán giả.

Hành trình tới World Cup của các cô gái Việt Nam truyền cảm hứng cho khán giả.

Người cha già và các cô con gái

Từng có lúc cân nhắc chuyển sang dẫn dắt đội tuyển nam, ông Mai Đức Chung sau cùng vẫn giữ mối duyên với đội tuyển nữ, đồng hành và dẫn dắt các thế hệ học trò gần 30 năm qua. Trong giờ tập luyện là người thầy nghiêm khắc và kỹ tính nhưng ở những phút giải lao, ông không khác gì người cha già tận tụy. Ông sát sao từng bữa ăn, để ý sở thích ăn vặt của các "cô con gái", lo ngại họ không đủ thể lực thi đấu, đôi khi buông câu trêu đùa đầy hóm hỉnh mà vẫn hàm chứa ý tứ động viên.

So với những hình ảnh bấy lâu trên truyền thông, phim tài liệu mang đến cảm giác tươi mới, thú vị bởi loạt hình ảnh đời thường, tương tác thường nhật giữa ông Mai Đức Chung và các cầu thủ. Vượt lên mối quan hệ thầy và trò, HLV trưởng và cầu thủ, giữa họ giống như những người thân. Trước máy quay, các cô gái cũng thoải mái "dìm hàng" nhau, thơm má nhau, hỏi han nhau. Giữa họ có sự thân mật kiểu người nhà, đúng như lời của tiền đạo Huỳnh Như tâm sự: "Chúng tôi đồng hành mười mấy năm, hơn cả gia đình".

Những khoảnh khắc đáng yêu, tếu táo của HLV Mai Đức Chung và các học trò được bật mí trong phim.

Những khoảnh khắc đáng yêu, tếu táo của HLV Mai Đức Chung và các học trò được bật mí trong phim.

Xuyên suốt mạch truyện chính - hành trình theo đuổi giấc mơ World Cup của bóng đá nữ Việt Nam - đạo diễn đan cài những tình huống, chi tiết để qua đó khắc họa chân dung của từng cầu thủ. Từ cô gái chân trần chạy ruộng ở quê nhà Trà Vinh, Huỳnh Như tự tin cất bước trên sân cỏ từ nội địa đến quốc tế, trở thành đội trưởng tinh tường, được mệnh danh huyền thoại của thể thao Việt Nam. Bích Thùy, Tuyết Dung thoải mái bộc lộ tính cách hồn nhiên trong đời thường nhưng dũng mãnh trên sân cỏ. Dù chuyện đã qua lâu, Thanh Nhã vẫn nghẹn ngào nước mắt khi nhắc lại một lần sơ suất trên sân của mình.

Bóng đá nữ Việt Nam: Chuyện lần đầu kể làm tròn vai của một phim tài liệu thể thao, khi đưa đẩy cảm giác phấn khích, tự hào và hồi hộp qua từng trận đấu cũng như biến cố, ngã rẽ của cuộc đời cầu thủ. Dù vậy, phim tránh được cảm giác khô cứng, tận dụng hiệu quả đồ họa để tăng tính hiện đại và hấp dẫn cho câu chuyện, phủ ngập màu sắc nữ tính qua lời tâm sự, nỗi lo, niềm hứng khởi của từng nhân vật. Ghi chép và lưu giữ những dấu ấn vàng son, câu chuyện truyền cảm hứng của các cô gái vàng sân cỏ Việt Nam, bộ phim vừa vặn với tinh thần của tác phẩm ra rạp dịp lễ 20/10.

Trailer phim 'Bóng đá nữ Việt Nam: Chuyện lần đầu kể'  Trailer phim 'Bóng đá nữ Việt Nam: Chuyện lần đầu kể'

Trailer phim 'Bóng đá nữ Việt Nam: Chuyện lần đầu kể'

Phong Kiều

推荐内容