当前位置:首页 > Cúp C1

【tỷ số bong đá】Bảo hiểm nông nghiệp: Ấm lòng người dân sau mưa lũ

bao hiem nong nghiep am long nguoi dan sau mua lu

Cán bộ Bảo hiểm Bảo Minh Hà Tĩnh hỏi thăm nông dân thiệt hại sau mưa lũ.

TheảohiểmnôngnghiệpẤmlòngngườidânsaumưalũtỷ số bong đáo số liệu của Tổng cục Thống kê đến năm 2010 có khoảng trên 70% dân số sống ở khu vực nông thôn. Giá trị sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng qua các năm, năm 2011 giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 22,02% GDP (nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản); xuất khẩu các mặt hàng nông sản, lâm sản, thủy sản là 21,1 tỷ USD trong đó riêng gạo là 3,7 tỷ USD, thủy sản là 6,1 tỷ USD.

Chỉ nói riêng trong năm 2011 (theo báo cáo của Tổng cục thống kê) có 54 nghìn ha lúa và hoa màu bị mất trắng; hơn 330 nghìn ha lúa và hoa màu bị ngập hư hỏng; tổng giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra ước tính 10.000 tỷ đồng.

Rất nhiều hộ nông dân đã dần thay đổi tư duy về BHNN. Họ đã tin tưởng tìm đến loại hình bảo hiểm này và đây thực sự là cứu cánh khi không may xảy ra tổn thất trong sản xuất nông nghiệp. Có thể nói đây là một trong những thành công quan trọng, đầu tiên của chính sách mang nhiều ý nghĩa xã hội này.

Trung tuần tháng 9, mưa lớn tại các tỉnh miền Trung đã gây hậu quả nặng nề. Ghi nhận tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, nhiều nông dân đã bày tỏ xúc động khi được bồi thường bảo hiểm sau đợt mưa lũ vừa qua. Chỉ tính riêng ở xã Long Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, mưa lũ đã gây ngập úng 100% diện tích, nhà ở dân cư, đường giao thông, hệ thống công sở, trường học, trạm y tế… đều bị ngập sâu trong nước, bị cô lập và chia cắt hoàn toàn, gia súc, gia cầm chết trắng cả đồng. Tuy nhiên, nhờ có bảo hiểm nông nghiệp mà năm nay bà con phần nào vơi bớt khó khăn.

Sau mưa lũ, cả cánh đồng bát ngát của xã Long Thành chỉ trơ gốc rạ mục. Toàn bộ diện tích 537 hecta lúa hè thu của xã Long Thành đến kỳ chuẩn bị thu hoạch đã gần như mất trắng. Cầm những gốc rạ đã rữa vì ngâm nước lụt, ông Phan Văn Trục không khỏi xót xa, tiếc của khi gia đình ông có 8 sào lúa thì cả 8 sào đều hư hỏng, không thu hoạch được. Nếu như các mùa vụ trước thì gia đình ông sẽ hoàn toàn trắng tay vì lũ lụt, nhưng vụ hè thu này, do gia đình ông đã mua BHNN nên dù mất mùa thì ông vẫn yên tâm khi được bảo hiểm bồi thường để chia sẻ khó khăn với gia đình cũng như có vốn đầu tư tái sản xuất. Nếu không tham gia BHNN, để vực dậy, bà con phải mất một thời gian dài. Nhưng năm nay nhờ có chính sách ưu việt của BHNN, đã hỗ trợ phần lớn những mất mát nên bà con nông dân yên tâm hơn. Ngay sau mưa lũ, chính quyền xã thống kê chi đối với những hộ nghèo, cận nghèo để cơ quan Bảo Việt Nghệ An tiến hành chi trả bồi thường.

Không phải ai cũng có ý thức tham gia BHNN, bởi nghề nông “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” thì tiền nộp bảo hiểm tuy không lớn nhưng cũng khiến họ phải suy nghĩ. Vì vậy, BHNN đã được Bảo hiểm Bảo Việt đưa ra với tiêu chí đặt quyền lợi người nông dân lên hàng đầu. Khi gói bảo hiểm đến với người dân, họ phải biết rõ rằng tham gia bảo hiểm được gì, nếu gặp rủi ro do thiên tai thì được chi trả thế nào… thì bảo hiểm mới đi vào cuộc sống và làm bạn với nhà nông. Trong khi gia đình ông Phan Văn Trục đã yên tâm vì có BHNN bồi thường thì người hàng xóm của ông là ông Nguyễn Hồng Cường lại đành ngậm ngùi khi mất trắng một mẫu lúa trong lũ vì ông chưa mua BHNN. Tuy chính sách BHNN đã được triển khai mạnh mẽ tại xã Long Thành trước đây nhiều tháng, nhưng ông cũng như một số bà con vẫn “bán tín, bán nghi” nên quyết định chưa tham gia. Vì vậy, sau đợt lũ lụt này, khi tận mắt chứng kiến cán bộ bảo hiểm xuống tận hộ dân sau lũ để triển khai công tác đền bù thì ông Cường và nhiều người dân khác đã thay đổi tư duy về chính sách BHNN.

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho các địa phương, doanh nghiệp bảo hiểm, đặc biệt bảo đảm cao nhất quyền lợi bảo hiểm cho bà con nông dân tham gia bảo hiểm như mở rộng rủi ro được bảo hiểm, bổ sung đối tượng được bảo hiểm, làm rõ quy trình công bố, xác nhận thiệt hại làm căn cứ bồi thường thiệt hại được nhanh chóng, ngày 24-8-2012, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 2114/QĐ-BTC về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy tắc, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm nông nghiệp). Cùng với việc giảm phí bảo hiểm, Bộ Tài chính đã quy định đã bổ sung đối tượng bảo hiểm; Làm rõ quy trình xác nhận dịch bệnh...

Trong tháng 9 vừa qua, 2 con lợn của gia đình ông Lê Như Á ở thôn Trinh Hà, xã Hoằng Trung, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) chết do bị bệnh. Nếu như trước đây, lợn chết thì coi như mất trắng thì nay gia đình ông sẽ được bồi thường thiệt hại sau khi được cơ quan thú y địa phương và cán bộ Công ty bảo hiểm Bảo Minh xác nhận, nhanh chóng làm thủ tục bồi thường. Đại diện Công ty Bảo hiểm Bảo Minh Thanh Hóa Mai Thành Nam cho biết, không chỉ người nông dân mà ngay cả cán bộ bảo hiểm cũng rất mừng sau khi có Quyết định mới của Bộ Tài chính. Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã kịp thời ban hành Thông tư bổ sung thêm các các rủi ro dịch bệnh được bảo hiểm. Rất nhiều hộ dân đã tìm đến với BHNN. Với những quy định mới phù hợp hơn với thực tiễn và được sửa đổi, bổ sung nhanh chóng, kịp thời của cơ quan chức năng, người nông dân sẽ được các doanh nghiệp bảo hiểm tư vấn kỹ các điều khoản trước khi tham gia, nhất là các điều khoản liên quan đến năng suất bình quân và rủi ro dịch bệnh. Đây được xem là bước chuyển tiếp quan trọng sang một giai đoạn mới của BHNN, giai đoạn khuyến khích bà con nông dân tham gia BHNN, đưa chính sách phát triển mạnh mẽ cả về bề rộng lẫn chiều sâu.

Theo Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Thành Mạc Xuân Uyên, sau đợt mưa lũ vừa qua, toàn huyện đã mất trắng hơn 4.800 hecta lúa hè thu, một con số không nhỏ đối với huyện nghèo của tỉnh Nghệ An. Ông Uyên cho hay, chính quyền huyện rất mong muốn tất cả nông dân trong huyện sẽ sớm được tham gia và được thụ hưởng chính sách từ BHNN. Về phía DN BH, ông Bùi Quốc Khánh, Giám đốc Công ty Bảo hiểm Bảo Minh Hà Tĩnh cho biết: Công ty đã tích cực triển khai đền bù cho bà con nông dân bị thiệt hại do mưa lũ vừa qua. Công ty đã cử cán bộ trực tiếp xuống tận cơ sở để xác nhận thiệt hại của bà con. Tuy nhiên, qua quá trình triển khai vẫn còn nhiều hộ, gia đình có đăng ký tham gia bảo hiểm, đã ký hợp đồng bảo hiểm nhưng vẫn chưa nộp đủ hoặc chưa nộp phần phí bảo hiểm của mình (ngoài phần nhà nước hỗ trợ phí bảo hiểm). "Trong vụ Hè Thu 2012, tỷ lệ tham gia bảo hiểm giảm sút so với vụ Đông Xuân 2011 - 2012. Đa số là hộ nghèo tham gia bảo hiểm nhưng tỷ lệ không tăng, các hộ cận nghèo và các hộ không thuộc diện nghèo, tham gia bảo hiểm còn ít. Điều này sẽ thiệt thòi cho nông dân khi xảy ra thiên tai bão lũ", ông Khánh cho biết thêm.

Là chính sách tài chính mới được đưa vào thực tiễn cuộc sống nông nghiệp, nông thôn, nông dân trên phạm vi cả nước, chính sách BHNN vẫn đang ở giai đoạn thí điểm. Tuy nhiên, từ thực tế cuộc sống đã cho thấy, người nông dân càng bị thiên tai, dịch bệnh đe dọa mùa màng thì họ càng cần đến BHNN. Chính sách BHNN đã bước vào giai đoạn mở rộng đối tượng, khuyến khích sự tham gia của bà con nông dân, tiến tới hoàn thiện nguyên tắc “lấy số đông bù số ít”. Với quan điểm coi BHNN là một chính sách mở, Bộ Tài chính và các đơn vị có nhiệm vụ hoạch định chính sách đang tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện cơ chế BHNN nhằm đạt hiệu quả cao, sát thực với cuộc sống nông nghiệp, nông thôn, nông dân.

Theo Quyết định 315/QĐ-TTg: Nhà nước hỗ trợ 100% phí bảo hiểm cho hộ nông dân, cá nhân nghèo sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ 80% phí bảo hiểm cho hộ nông dân, cá nhân cận nghèo sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ 60% phí bảo hiểm cho hộ nông dân, cá nhân không thuộc diện nghèo, cận nghèo sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ 20% phí bảo hiểm cho tổ chức sản xuất nông nghiệp. Trong đó, Ngân sách trung ương hỗ trợ 100% cho các tỉnh nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương; Ngân sách trung ương hỗ trợ 50% cho các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết về ngân sách trung ương dưới 50%, ngân sách địa phương đảm bảo 50% còn lại; Ngân sách địa phương tự đảm bảo đối với các địa phương còn lại.

(Nguồn: Bộ Tài chính)

Hương Trà

分享到: