Trả lời:BHXH là một trong những chính sách bù đắp một phần nào đó khi người lao động mất thu nhập do ốm đau,ủtụcruacutetBHXHmộtlầxem tỷ số kèo nhà cái thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp… Đặc biệt, trong một số trường hợp, người lao động đáp ứng điều kiện có thể rút BHXH “một cục”.
Theo khoản 1, Điều 1, Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22-6-2015 của Quốc hội quy định về việc thực hiện chính sách hưởng BHXH một lần đối với người lao động như sau: “Trường hợp người lao động tham gia BHXH bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH khi có yêu cầu thì được nhận BHXH một lần”.
Căn cứ khoản, Điều 60, Luật BHXH năm 2014, người lao động nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ được rút BHXH một lần:
- Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH hoặc cán bộ nữ chuyên trách/không chuyên trách ở cấp xã đủ tuổi nghỉ hưu, nhưng chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không đóng tiếp BHXH tự nguyện, nghỉ việc.
- Ra nước ngoài định cư.
- Mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Trong đó, có thể kể đến một số loại bệnh, như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, HIV chuyển sang AIDS…
- Sau một năm nghỉ việc mà không đóng tiếp BHXH và chưa đủ 20 năm đóng BHXH.
- Công an, bộ đội phục viên, xuất ngũ, thôi việc không đủ điều kiện hưởng lương hưu.
Hiện nay pháp luật không quy định cụ thể về thời hạn rút BHXH một lần sau khi đủ điều kiện hưởng. Do đó, nếu người lao động đã đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật nêu trên thì có quyền lựa chọn rút BHXH một lần bất kể thời điểm nào căn cứ vào nhu cầu thực tế của người lao động.
Thủ tục rút BHXH một lần, người lao động cần phải thực hiện theo quy định tại Quyết định số 166/QĐ-BHXH ngày 31-1-2019 và Quyết định 222/QĐ-BHXH ngày 25-2-2021 của BHXH Việt Nam, gồm: Sổ BHXH (bản chính); đơn đề nghị rút BHXH (bản chính).
Ngoài ra, với một số đối tượng đặc thù thì còn cần phải nộp bổ sung các loại giấy tờ như sau:
- Người ra nước ngoài định cư: Giấy xác nhận về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch có công chứng/chứng thực một trong các giấy tờ như hộ chiếu nước ngoài, thị thực nước ngoài xác nhận định cư tại nước đó; giấy tờ xác nhận đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài…
- Người bị mắc bệnh nguy hiểm tính mạng: Tóm tắt/trích sao hồ sơ bệnh án hoặc biên bản giám định mức suy giảm từ 81% khả năng lao động trở lên…
Để rút BHXH một lần, người lao động cần nộp những hồ sơ, giấy tờ nêu trên cho cơ quan BHXH quận/huyện/thị xã hoặc tỉnh nơi cư trú (thường trú + tạm trú) bằng các hình thức: Nộp trực tiếp, qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp.
Tiền BHXH sẽ được nhận thông qua hình thức đã đăng ký hoặc nhận trực tiếp tại cơ quan BHXH.
Về thời gian giải quyết, theo quy định tại Quyết định 222/QĐ-BHXH, cơ quan BHXH sẽ giải quyết trong thời gian tối đa là 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Việc nhận BHXH một lần sẽ đem đến nhiều thiệt thòi cho người lao động, vì lợi ích trước mắt mà người lao động sẽ bỏ lỡ cơ hội được hưởng lương hưu để trang trải cuộc sống, cũng như được hưởng chế độ bảo hiểm y tế để chăm sóc sức khỏe khi về già. Theo tính toán của cơ quan BHXH, nếu cùng một thời gian đóng BHXH thì tổng lợi ích bằng tiền khi hưởng lương hưu hằng tháng sẽ cao hơn nhiều khi hưởng BHXH một lần. Do đó, cơ quan BHXH khuyến khích người lao động nên bảo lưu thời gian tham gia BHXH thay vì nhận BHXH một lần.