【tỉ số barca】Phải đảm bảo khả năng trả nợ mới huy động vốn

Cúp C1 2025-01-24 23:00:23 71212

nợ công

Ông Trương Hùng Long - Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Đức Minh

Trong hai ngày 26 - 27/7/2018,ảiđảmbảokhảnăngtrảnợmớihuyđộngvốtỉ số barca tại Hòa Bình, Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (QLN&TCĐN - Bộ Tài chính) phối hợp với Ngân hàng châu Á (ADB) tổ chức hội nghị phổ biến Luật Quản lý nợ công và các văn bản hướng dẫn. Đối tượng được phổ biến là đại diện các bộ, ngành trung ương và sở tài chính, sở kế hoạch đầu tư, UBND của 28 tỉnh phía Bắc từ Quảng Bình trở ra và đại diện một số ngân hàng và tổ chức tài chính.

Khẩn trương đưa luật vào cuộc sống

Phát biểu tại hội nghị, ông Trương Hùng Long - Cục trưởng Cục QLN&TCĐN cho biết, Luật Quản lý nợ công được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ 1/7/2018.

Với vai trò là cơ quan chủ trì soạn thảo luật, Bộ Tài chính đã khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng 7 nghị định của Chính phủ để kịp ban hành đúng thời hiệu của luật.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo 6 nghị định, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì soạn thảo một nghị định về quản lý sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.

Thực hiện phân công của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã khẩn trương xây dựng 6 nghị định trình Chính phủ và đến nay các nghị định này đã được ban hành, kịp thời hạn hiệu lực của Luật Quản lý nợ công từ 1/7/2018.

Các nghị định được xây dựng đảm bảo tuân thủ quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; hướng dẫn đầy đủ các trình tự, thủ tục có liên quan để đảm bảo thực hiện luật đầy đủ, kịp thời, không đòi hỏi có hướng dẫn thêm.

Nghị định về quản lý sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của các nhà tài trợ, hiện nay Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang trong quá trình xây dựng, trình Chính phủ ban hành.

"Thực hiện quy định của Luật Phổ biến và giáo dục pháp luật, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; trên cơ sở kế hoạch triển khai thi hành Luật Quản lý nợ công, Bộ Tài chính tổ chức 3 hội nghị phổ biến luật và các văn bản hướng dẫn. Sau khi tổ chức hội nghị vào ngày 26 -27/7, dự kiến cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8, Bộ Tài chính tiếp tục tổ chức hội nghị phổ biến cho các đối tượng là nhà tài trợ nước ngoài và một hội nghị cho các địa phương phía Nam" - ông Long cho biết.

quản lý nợ công
Đại diện lãnh đạo Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại giới thiệu những điểm mới của Luật Quản lý nợ công số 20/2017/QH14. Ảnh: Đức Minh

Tại hội nghị, các đại biểu cũng đã trao đổi, thảo luận những khó khăn, vướng mắc liên quan quy định của pháp luật và từng bước tiếp thu, bổ sung thêm những kiến thức bổ ích, nắm bắt được nhiều kỹ năng nghiệp vụ quan trọng giúp công tác quản lý nợ công đạt được hiệu quả cao nhất.

Nhiều điểm mới về quản lý nợ công

Đề cập tới những điểm mới của Luật Quản lý nợ công, ông Võ Hữu Hiển - Phó Cục trưởng Cục QLN&TCĐN cho biết, so với Luật Quản lý nợ công 2009 thì Luật Quản lý nợ công năm 2017 có nhiều nội dung mới, như: bổ sung các công cụ quản lý nợ công; thống nhất các cơ quan quản lý nhà nước về nợ công; tăng cường quản lý cho vay lại và bảo lãnh chính phủ; bổ sung quy định đảm bảo khả năng trả nợ công; tăng cường công khai minh bạch, gắn trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị sử dung nợ công.

Ông Hiển cũng nêu thêm, luật đã thể chế hóa đảm bảo kế hoạch tài chính 5 năm theo Luật Ngân sách nhà nước, cũng như kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Luật Quản lý nợ công dành hẳn một chương quy định về đảm bảo khả năng trả nợ công. Trong quá trình phát triển đất nước, các quan điểm tập trung huy động nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội, do đó đặt muc tiêu huy động tối đa mọi nguồn lực. Tuy nhiên, việc huy động vốn với mức tăng cao hàng năm và phải trả hàng năm trên quan điểm của Đảng và Nhà nước là phải đảm bảo khả năng nợ công; phải đảm bảo khả năng trả nợ mới huy động vốn.

Do vậy, luật đã thể chế hóa quan điểm này. Tức là phải dựa vào khả năng trả nợ mới huy động vốn. Các khoản vay mới phát sinh phải được đánh giá khả năng trả nợ trong trung hạn. Các khoản vay này khi phát sinh gắn với nợ công thì phải được đánh giá.

Luật cũng quy định một số điều khoản xử lý nợ công. Trong tất cả các hoạt động kinh tế thì không thể nói không có rủi ro. Do đó phải có biện pháp chế tài nhất định để phòng ngừa xử lý rủi ro đảm bảo khả năng trả nợ, cũng như uy tín đất nước.

Đức Minh

本文地址:http://app.marimbapop.com/news/345a799354.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nghe sách Nghĩ Giàu Và Làm Giàu

“Nhà khoa học của nghề nông”

Năm 2019, tiết kiệm chi thường xuyên hơn 116,1 tỷ đồng

Giá đất cao nhất ở Bình Phước 42 triệu đồng/m²

Vụ cháy 3 người tử vong ở Hà Nội: Người dân bất lực hờ cứu hỏa

2.781 người cao tuổi làm kinh tế giỏi

Vùng Đông Nam bộ: Hơn 4.500 sáng kiến, cải tiến kỹ thuật được công nhận

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản giải ngân đạt 33,4% kế hoạch

友情链接