Thủ tướng cũng đồng ý về nguyên tắc UBND tỉnh Khánh Hòa thực hiện thủ tục lựa chọn và chỉ định thuê tư vấn nước ngoài theo quy định tại Luật Đấu thầu và quy định liên quan. Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng về vấn đề này. Tỉnh Khánh Hòa sử dụng ngân sách địa phương và các nguồn huy động hợp pháp khác để thực hiện.
Trước đó,ắcVânPhongVânĐồnvàPhúQuốcsẽtrởthànhđặckhukinhtếcủacảnướxep hang phan lan ngày 18/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đồng ý về chủ trương cho phép tỉnh Quảng Ninh tổ chức lập quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế tại Vân Đồn.
Theo quy hoạch, Bắc Vân Phong cùng với Vân Đồn và Phú Quốc sẽ trở thành 3 đặc khu kinh tế của cả nước. Bộ Kế hoạch và Đầu tư kỳ vọng từ năm 2020 trở đi 3 đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc sẽ có tính lan tỏa, đóng góp tăng GDP địa phương (GRDP) hàng tỷ USD mỗi năm.
Từ năm 2030, thu nhập trung bình của người dân sinh sống ở 3 đặc khu này sẽ đạt từ 12.000 đến 13.000 USD/người/năm.
Khu kinh tế Vân Phong rộng 1.500 km2 trong đó diện tích biển là 800 km2. Khu kinh tế được thành lập năm 2016 nằm trên địa bàn các xã: Vạn Thọ, Vạn Phước, Vạn Bình, Vạn Phú, Vạn Lương, Vạn Hưng, thị trấn Vạn Giã thuộc huyện Vạn Ninh (tỉnh Khánh Hòa).
Khu kinh tế Vân Phong đã thu hút được 145 dự án đầu tư, với tổng vốn đăng ký là 1,47 tỷ USD, vốn thực hiện là gần 630 triệu USD, đạt 42% vốn đăng ký.
Mục tiêu ưu tiên phát triển ở đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong gồm: cảng biển quốc tế; trung tâm tài chính quốc tế; trung tâm dịch vụ - du lịch hiện đại có casino; có dịch vụ y tế, giáo dục theo tiêu chuẩn quốc tế; phát triển công nghệ cao và chuyển giao công nghệ ngang tầm thế giới.
Theo lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa, có một số dự án đang làm thủ tục đầu tư tại Bắc Vân Phong như: Nhà máy nhiệt điện Vân Phong 1 (2 tỷ USD) của Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản); Tổ hợp lọc hóa dầu Nam Vân Phong (4,8 tỷ USD), liên doanh giữa Petrolimex và Nippon Oil Energy (Nhật Bản)…
Theo TTXVN