Xử lý nhiều vụ nhập khẩu hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ Hàng giả,ủđộngngănchặnbuônlậuhànggiảhàngviphạmsởhữutrítuệ365 ca cược xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn tiếp diễn |
Thuốc lá tang vật trong vụ việc vi phạm sở hữu trí tuệ do Đội Kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (Đội 4, Cục Điều tra chống buôn lậu) chủ trì, phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 (Cục Hải quan TPHCM) tháng 4/2023. Ảnh: Thu Hòa. |
Một trong những nội dung nổi bật trong công tác chống buôn lậu những tháng đầu năm 2024 là Tổng cục Hải quan đã ban hành Kế hoạch kiểm soát chống buôn lậu hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ năm 2024.
Trao đổi thêm với phóng viên, đại diện Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) cho hay, căn cứ kết quả công tác kiểm soát chống buôn lậu hàng giả, hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ toàn ngành hải quan năm 2023 cho thấy tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa giả mạo xuất xứ, nhãn hiệu và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ diễn biến khó lường.
Ngoài ra, các nước trên thế giới đã có những thay đổi lớn về chính sách thương mại theo xu hướng bảo hộ mậu dịch như tăng thuế, áp dụng hàng rào kỹ thuật để bảo hộ sản xuất trong nước; hàng hóa từ các nước bị áp mức thuế suất cao có khả năng sẽ tìm cách chuyển tải bất hợp pháp vào Việt Nam, giả mạo xuất xứ Việt Nam sau đó xuất khẩu vào các thị trường lớn để lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại hoặc giả mạo xuất xứ nước được ưu đãi thuế của Việt Nam để nhập khẩu vào Việt Nam.
Các hiệp định cũng như các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc ký kết về lĩnh vực sở hữu trí tuệ ngày càng được mở rộng với cấp độ cam kết cao, đòi hỏi các cơ quan thực thi cần phải có những cách thức quản lý thông minh, thích ứng với yêu cầu phát triển của khoa học công nghệ.
Theo đó, cơ quan Hải quan phải thay đổi các hình thức quản lý, kiểm soát phù hợp với mục tiêu tạo thuận lợi thương mại tối đa cho doanh nghiệp, song cần kiểm soát các trường hợp lợi dụng để buôn lậu hàng giả, hàng xâm phạm về sở hữu trí tuệ.
Vì vậy, dự báo tình hình buôn lậu hàng giả, hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, giả mạo nguồn gốc xuất xứ năm 2024 tiếp tục có những thay đổi, diễn biến khó đánh giá, xác định trong cả ngắn hạn và dài hạn.
Bởi hoạt động thương mại quốc tế bị ảnh hưởng do xung đột Nga - Ukraina; tình hình Trung Đông; vận chuyển hàng hoá quốc tế qua đường biển có nhiều phức tạp dẫn đến chi phí vận chuyển tăng cao.
Các mặt hàng có nguy cơ cao vi phạm về hàng giả, hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ là hàng hóa tiêu dùng; các loại hàng hóa là điện máy, linh kiện điện tử, điện và điện tử gia dụng; thực phẩm chức năng, đường cát, thuốc tân dược giả; thuốc lá điếu, thuốc lá thế hệ mới, rượu giả mạo nhãn hiệu, sắt thép, phế liệu...
Trước tình hình đó, Cục Điều tra chống buôn lậu đã tham mưu trình lãnh đạo Tổng cục Hải quan ban hành Kế hoạch kiểm soát chống buôn lậu hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ năm 2024 với các mục đích, yêu cầu và nội dung cụ thể để các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện.
Thực hiện Kế hoạch kiểm soát chống buôn lậu hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ năm 2023, toàn Ngành đã phát hiện 60 vụ việc vi phạm về hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng gian lận xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa, trị giá tang vật vi phạm ước tính 32,868 tỷ đồng. Nguồn: Cục Điều tra chống buôn lậu |