Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tặng quà cho các nông dân tiêu biểu tại Hội nghị đối thoại với nông dân lần thứ 3 được tổ chức tại Đắk Lắk ngày 28/9/2020. Ảnh: TTXVN Nền kinh tế bước vào quý cuối cùng của năm 2020 sôi sục rảo bước về đích. Bất chấp sự quay trở lại dữ dằn của Covid-19,ôisụckhíthếpháttriểnkinhtếkqbđ đức GDP quý III/2020 vẫn trỗi dậy so với quý II/2020, nền kinh tế từng bước hoạt động trở lại trong điều kiện bình thường mới mang đến kết quả là không chỉ thoát tăng trưởng âm, GDP 9 tháng của Việt Nam tăng 2,12% so với cùng kỳ năm trước. Thắng lợi toàn diện Trong lĩnh vực nông nghiệp, nơi được coi là trụ đỡ của nền kinh tế, “năm nay đại dịch, song cơ bản chúng ta vẫn được mùa trúng giá từ lúa gạo, thuỷ sản, trái cây… Số hộ thiếu đói giảm 70% so với cùng kì. Có thể nói nông nghiệp thắng lợi toàn diện” - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mở đầu cuộc đối thoại với nông dân chiều 28/9 như vậy. Kết thúc cuộc đối thoại, Thủ tướng kêu gọi: “Khát vọng xây dựng một Việt Nam hùng cường, cũng chính là khát vọng của những người nông dân Việt Nam. Nếu 65% bộ phận người dân nông thôn không phát triển, đời sống không được nâng cao, thì đó chưa phải là hùng cường”. Vẫn là quán quân Lúc này, dù diễn biến của đại dịch vẫn là bất định, khó lường, Chính phủ cũng đã có được những đánh giá sơ bộ về các con số. Theo đó, Việt Nam vẫn giữ nguyên phong độ của quán quân GDP. Mặc dù Covid-19 khiến mục tiêu tăng trưởng 6,5 - 7% của cả giai đoạn 2016 - 2020 hụt đích, nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 2016 - 2020 vẫn ước đạt khoảng 5,8%, thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao nhất khu vực, thế giới. Trong đó, tốc độ tăng GDP giai đoạn 2016 - 2019 đạt khá cao, ở mức bình quân 6,8%. Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội giai đoạn 2016 - 2020 ước đạt 33,5% GDP, đạt mục tiêu bình quân 5 năm (32 - 34% GDP). Cán cân xuất, nhập khẩu hàng hóa chuyển từ thâm hụt sang thặng dư cuối kỳ 5 năm, đặc biệt ghi nhận mức xuất siêu kỷ lục trong năm 2019 (đạt 10,87 tỷ USD). Ông cũng khẳng định: “Bà con nông dân chúng ta một nắng hai sương, tần tảo lo cho gia đình, cuộc sống, đóng góp cho nền nông nghiệp những thành quả to lớn. Công lao của bà con nông dân rất lớn. Nhờ đó, dù trong đại dịch, tăng trưởng nông nghiệp năm nay còn tăng trưởng cao hơn năm ngoái, đạt 2,6% trong khi năm ngoái là 2,1%; không chỉ đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn đóng góp nhiều sản phẩm cho xuất khẩu”. Tiếp sức thêm cho “ngọn lửa” xuất khẩu xua đi sắc màu u ám của đại dịch, ngay sau đó, ngày 29/9, Thủ tướng chủ trì Hội nghị tổng kết phát triển cây mắc ca, một loạt cây mà nhu cầu của thế giới với nó hiện nay tăng 200% so với thời điểm 5 năm trước. Cho rằng mắc ca là cây xóa đói giảm nghèo, làm giàu cho nông dân Tây Nguyên, Tây Bắc, giúp thúc đẩy kinh tế tại vùng sâu vùng xa, giúp ổn định an ninh quốc phòng, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh yêu cầu mắc ca xuất xứ từ Úc nhưng ở Việt Nam cần có chiến lược phát triển thương hiệu riêng, vươn ra toàn cầu. Chiến lược phát triển nông nghiệp trong 10 năm tới đưa Việt Nam đứng trong top 10 nước có sức sản xuất lớn về nông nghiệp. Mắc ca là một trong những loại cây được lựa chọn là có lợi thế, hướng vào thị trường quốc tế, đảm bảo 3 mục tiêu kép là kinh tế, môi trường và an sinh xã hội. Sau 5 năm triển khai quy hoạch mắc ca, đến nay cả nước có 23 tỉnh trồng cây mắc ca với diện tích trên 16.500 ha. Đến nay, mắc ca đã xuất khẩu với sản lượng trên 2.400 tấn sản phẩm sấy/năm. Kiên cường trước gió ngược Trong đầu tư công, ngày 30/9, 3 dự án thành phần của cao tốc Bắc - Nam chuyển đổi sang hình thức đầu tư công gồm Mai Sơn - QL45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây sẽ đồng loạt khởi công. Đó là một diễn biến từ trước đến nay chưa từng có, mang đến thông điệp Chính phủ rất nóng lòng, không chủ quan trước diễn biến đại dịch nhưng cũng không thể để chậm trễ thêm quá trình phục hồi kinh tế. Trước đó, tại cuộc họp thường trực Chính phủ vào cuối tháng 8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu rõ mốc thời gian này, đồng thời giao giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tham mưu việc bố trí vốn; chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố có dự án đi qua chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác giải phóng mặt bằng đáp ứng tiến độ dự án. Diễn đàn “Việt Nam, hành động để phục hồi tăng trưởng nhanh theo hướng bền vững và bao trùm trong kỷ nguyên Covid-19” ngày 29/9, các học giả trong nước và quốc tế đều thống nhất nhận định rằng, đây là thời điểm hết sức đặc biệt, đại dịch Covid-19 đã và đang tác động nghiêm trọng, nặng nề đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội toàn cầu, đặt ra cho Việt Nam những thách thức không nhỏ, đồng thời cũng đem lại những cơ hội mới cho phát triển. Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới phụ trách Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, bà Victoria Kwakwa quả quyết, trên bình diện toàn cầu, cuộc khủng hoảng Covid-19 đã có tác động tiêu cực chưa từng có đối với đời sống y tế, kinh tế và xã hội của nhân loại. Tuy nhiên, tác động này khác nhau đáng kể giữa các quốc gia, phần lớn do hiệu lực ứng phó của các chính phủ. Việt Nam đã làm đặc biệt tốt trong việc nhanh chóng ngăn chặn đại dịch và hạn chế tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Các ước tính sơ bộ của các chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới cho thấy đại dịch đã gây nên một cuộc suy thoái toàn cầu sâu hơn nhiều so với cuộc đại suy thoái trước đây. Hậu quả trước mắt của đại dịch là các nước đang phát triển phải đối mặt với những cơn gió ngược mạnh. Trong diễn biến u ám như vậy, Việt Nam đã phát triển tốt không chỉ trước đại dịch mà còn kiên cường trước những cơn gió ngược đó. Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã chung sức, đồng lòng, sáng tạo, nỗ lực thực hiện “mục tiêu kép”, vừa quyết liệt “chống dịch như chống giặc”, vừa quyết tâm duy trì, phục hồi sản xuất, phát triển kinh tế, đảm bảo đời sống nhân dân để “không một ai bị bỏ lại phía sau”. Niềm tin lớn, hy vọng lớn Việt Nam chuẩn bị tiến hành Đại hội Đảng lần thứ XIII, xây dựng và triển khai thực hiện Chiến lược phát triển đất nước thời kỳ 2021 - 2030 và Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, với niềm tin lớn, hy vọng lớn của toàn dân vào một giai đoạn phát triển mới. Cùng với khí thế sôi sục phát triển kinh tế của Chính phủ, Đại hội Đảng cấp tỉnh của 13 địa phương trong tuần cuối tháng 9 cũng hòa chung khí thế sôi nổi ấy. Như tại An Giang, Bí thư Tỉnh ủy An Giang quả quyết, “đề ra mục tiêu cao hơn, giải pháp cụ thể hơn, hành động quyết liệt hơn cho sự phát triển của nhiệm kỳ tiếp theo”. Tại Quảng Ninh, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh kêu gọi tỉnh nhà “phát huy cao độ truyền thống yêu nước, văn hóa và cách mạng, sự năng động, tự lực, tự cường và khát vọng đổi mới sáng tạo, khơi dậy niềm tự hào về quê hương, đất nước, sức mạnh Đất mỏ anh hùng “Kỷ luật và Đồng tâm”, mở ra thời kỳ phát triển mới nhanh, bền vững hơn, xứng đáng là một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện của phía Bắc và cả nước”. |
Đoàn Trần |