发布时间:2025-01-25 10:12:48 来源:88Point 作者:Thể thao
12 chỉ số theo tiêu chuẩn quốc tế gồm: Tài chính cho kinh doanh; Chính sách Chính phủ; Quy định Chính phủ; Chương trình hỗ trợ của Chính phủ; Giáo dục về kinh doanh ở bậc phổ thông; Giáo dục về kinh doanh sau phổ thông; Chuyển giao công nghệ; Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh; Năng động của thị trường nội địa; Độ mở của thị trường nội địa; Cơ sở hạ tầng; Văn hóa và chuẩn mực xã hội.
Phân tích cơ sở giúp chỉ số cơ sở hạ tầng đạt điểm số cao nhất, các chuyên gia đặc biệt đánh giá cao sự phát triển của hệ thống thông tin liên lạc với chi phí không quá cao và nhanh chóng. Chính nhờ chỉ số thành phần này mà điểm bình quân của chỉ số cơ sở hạ tầng cao nhất mặc dù hệ thống đường sá và điện nước bị đánh giá là chưa hỗ trợ tốt cho sự phát triển của các hoạt động kinh doanh.
Trong số 12 chỉ số, có 3 chỉ số đạt trên mức trung bình là: Cơ sở hạ tầng; Năng động của thị trường nội địa; Văn hóa và chuẩn mực xã hội. Chín chỉ số còn lại được đánh giá ở mức trung bình, trong đó 3 vị trí cuối cùng lần lượt là: Chương trình hỗ trợ của Chính phủ; Tài chính cho kinh doanh và Giáo dục kinh doanh ở bậc phổ thông.
Thực tế, chương trình giáo dục ở bậc phổ thông ở Việt Nam hầu như không có nội dung nào khuyến khích phát triển tinh thần kinh doanh cho các học sinh, hướng dẫn các nguyên tắc thị trường cho các em cũng như cho thấy giáo dục về vấn đề này ở bậc phổ thông và sau phổ thông ở Việt Nam đang tụt hậu khá nhiều so với các nước.
Điều này cộng với lực lượng lao động ở Việt Nam thiếu các kỹ năng về nhận thức, hành vi và kỹ thuật cho thấy cần phải có những cải cách trong chương trình giáo dục ở Việt Nam. Hệ thống giáo dục của Việt Nam thường đào tạo tốt những kỹ năng về đọc viết và tính toán, tuy nhiên những kỹ năng cần thiết để trở thành doanh nhân hay người lao động trong nền kinh tế thị trường hiện đại như tư duy, tính sáng tạo, độc lập… lại không được khuyến khích phát triển.
Khi so sánh điều kiện kinh doanh ở Việt Nam với các nước trên thế giới thứ tự của các điều kiện kinh doanh lại có những khác biệt lớn.
Chỉ số của Việt Nam có thứ hạng cao nhất là các quy định của Chính phủ, xếp thứ 13 trên tổng số 69 nước. Tiếp đến là chỉ số về sự năng động của thị trường nội địa, xếp thứ 15.
Ngoài những chỉ tiêu có xếp hạng cao, Việt Nam có ba chỉ tiêu dưới mức trung bình là: Quy định của Chính Phủ; Chính sách Chính phủ; Chuyển giao công nghệ. Kết quả này cho thấy mức độ hạn chế trong việc tạo thuận lợi phát triển kinh doanh của các chính sách của Chính phủ và việc chuyển giao công nghệ. Đây chính là các yếu tố cần được cải thiện ở Việt Nam.
相关文章
随便看看