游客发表

【marseille – lens】Nghị định Cơ chế một cửa quốc gia: Chấm dứt tình trạng một mặt hàng nhiều bộ KTCN

发帖时间:2025-01-10 01:10:51

dn

Cán bộ Hải quan cửa khẩu sân bay Nội Bài giải quyết thủ tục thông quan hàng hóa cho DN.

TheịđịnhCơchếmộtcửaquốcgiaChấmdứttìnhtrạngmộtmặthàngnhiềubộmarseille – lenso ông Phạm Thanh Bình, chuyên gia của Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), nguyên Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Tổng cục Hải quan, dự thảo nghị định có nhiều điểm quan trọng tạo “đòn bẩy” trong việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC).

* PV: Là một chuyên gia thuộc USAID, đồng thời có nhiều năm làm lãnh đạo Cục Kiểm tra sau thông quan, ông đánh giá ra sao về dự thảo nghị định NSW đang được cơ quan hải quan xây dựng, hoàn thiện?

- Ông Phạm Thanh Bình:Có thể nói, việc triển khai hiệu quả NSW là một chủ trương lớn được Chính phủ quan tâm chỉ đạo các bộ, ngành nỗ lực thực hiện từ cuối năm 2014 đến nay. Tuy nhiên qua theo dõi, bám sát hoạt động này, tôi thấy rằng, kết quả đạt được chưa như kỳ vọng. Thủ tục kiểm tra chuyên ngành (KTCN) đối với hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) chậm được cải cách, đơn giản hóa.

Thực tế, sau 4 năm thực hiện đến nay các bộ, ngành mới kết nối được 47/245 TTHC theo chỉ đạo của Chính phủ phải đưa lên Cổng thông tin NSW.

Hơn nữa, các thủ tục được đưa lên Cổng thông tin NSW tồn tại những chồng chéo, bất cập do quy định trong văn bản pháp luật được xây dựng theo phương thức thủ công truyền thống, thiếu sự phối hợp, liên kết giữa các thủ tục hành chính liên quan đến nhau dẫn đến còn nhiều yêu cầu về thông tin chứng từ không cần thiết.

binh
Ông Phạm Thanh Bình

Do đó, việc xây dựng, hoàn thiện dự thảo về NSW của Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính là rất kịp thời, trong bối cảnh ngày 15/5/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị quyết 19-2018/NQ-CP về các giải pháp để thực hiện cải cách hoạt động KTCN, đơn giản hóa, cắt giảm thủ tục hành chính về KTCN, tiếp tục tạo thuận lợi thương mại.

Qua nghiên cứu, tìm hiểu, tôi cho rằng dự thảo nghị định NSW sẽ giải quyết được tình trạng 2, 3 bộ, ngành cùng quản lý KTCN đối với 1 mặt hàng, điều đã khiến cho DN mất thời gian, chi phí khi thực hiện thủ tục XNK, thông quan hàng hóa.

* PV: Ông có thể cho biết rõ hơn về những điểm cải cách nêu trong dự thảo có thể sẽ giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp (DN)?

- Ông Phạm Thanh Bình:Theo tôi, dự thảo nghị định được xây dựng khá mạch lạc, rõ ràng hai nội dung cơ bản: phần nội dung quy định về NSW và ASW và nội dung KTCN đối với hàng hóa XNK. Về cơ bản nhiều nội dung đã được cải cách theo tinh thần các Nghị quyết 19/NQ-CP, chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm, đẩy mạnh áp dụng quản lý rủi ro vào các khâu KTCN của các bộ, ngành.

Cụ thể như, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP (NĐ 15) hướng dẫn một số điều của Luật An toàn thực phẩm, được các bộ, ngành xây dựng trình Chính phủ ban hành với nhiều cải cách mang tính đột phá trong tạo thuận lợi cho DN.

Theo thống kê của Bộ Y tế, thực hiện NĐ 15 áp dụng phương thức kiểm tra giảm, tối đa 5% trên tổng số lô hàng nhập khẩu trong vòng một năm, mặt hàng đã công bố hợp quy không phải kiểm tra chất lượng sẽ tiết kiệm hơn 7 triệu ngày công, hơn 3.000 tỷ đồng chi phí làm TTHC cho DN.

* PV: Để nghị định NSW có tính khả thi cao khi được ban hành, theo ông cần lưu ý thêm điều gì?

- Ông Phạm Thanh Bình: Có hai điểm quan trọng để tạo sự thống nhất trong thực thi các điều khoản, theo tôi cần chỉnh lý là tên gọi của nghị định và vấn đề điện tử hóa hồ sơ hành chính.

Thứ nhất, tôi cho rằng, cần thêm cụm từ “quản lý” vào tên gọi của dự thảo nghị định, bởi lẽ vai trò, trách nhiệm của các bộ, ngành trong việc thực thi là rất quan trọng. Trường hợp DN gặp vướng mắc khi làm thủ tục XNK, thông quan hàng hóa, các bộ, ngành cần thể hiện được trách nhiệm của mình trong việc tháo gỡ khó khăn của DN và trách nhiệm trong việc thực hiện mục tiêu đã được Chính phủ đề ra tại các Nghị quyết 19/NQ-CP

Thứ hai là, quy định về hồ sơ hành chính đối với TTHC thông qua dự thảo nghị định cho phép DN, tổ chức, cá nhân được thực hiện hai hình thức: Chứng từ điện tử và chứng từ giấy được chuyển đổi sang chứng từ điện tử.

Theo tôi, Cổng thông tin NSW là cổng điện tử không nên tiếp nhận chứng từ giấy. Điều này sẽ hạn chế tính thống nhất trong giải quyết thủ tục của các bộ, ngành, ảnh hưởng đến thời gian thông quan hàng hóa của DN. Những phần chưa điện tử, DN có thể làm việc với các bộ quản lý chuyên ngành để hoàn thiện đưa lên Cổng thông tin NSW.

* PV: Xin cảm ơn ing!

Nghị quyết 19-2018/NQ-CP của Chính phủ đưa ra các chỉ tiêu: Cắt giảm tỷ lệ hàng hóa phải KTCN xuống dưới 10%; rà soát loại bỏ 50% số mặt hàng thuộc danh mục phải KTCN. Điều này thể hiện quyết tâm rất cao của Chính phủ trong cải cách, nâng cao năng lực cạnh tranh của DN.

Hải Linh

    热门排行

    友情链接