当前位置:首页 > Thể thao

【nhà cáu】Năng lượng tái tạo còn thiếu quy hoạch

nang luong tai tao con thieu quy hoach

Nguồn điện từ tài nguyên trong nước như điện gió,ănglượngtáitạocònthiếuquyhoạnhà cáu điện mặt trời, điện sinh khối cần được đầu tư khai thác. Ảnh internet.

Trông vào năng lượng tái tạo

Mặc dù đã đảm bảo cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế- xã hội và đời sống nhân dân, tuy nhiên hiện nay các nguồn năng lượng hóa thạch như than, khí đốt ngày càng cạn kiệt. Điều này đặt ra thách thức không nhỏ cho ngành năng lượng khi Chính phủ đề ra mục tiêu cho ngành năng lượng Việt Nam là phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam phải đạt sản lượng điện 265 tỷ kWh và tới năm 2030 đạt 570 tỷ kWh (hiện mới có trên 170 tỷ kWh điện thương phẩm).

Phát biểu tại “Hội nghị toàn quốc thủy điện vừa và nhỏ, năng lượng tái tạo” ngày 28/7, ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho rằng, để cân đối mục tiêu nêu trên thì cần phải tính toán nhằm khai thác các tiềm năng các nguồn năng lượng trong nước còn có thể khai thác đồng thời tìm các nguồn điện từ các nước trong khu vực, cung cấp thêm điện cho Việt Nam như Lào, Campuchia, Trung Quốc…

Thế nhưng, điện mua từ nước ngoài hiện tại không đáng kể, do vậy, nguồn điện từ tài nguyên trong nước cần được đầu tư khai thác. Đó là nguồn thủy điện vừa và nhỏ, đặc biệt là năng lượng tái tạo từ gió, điện mặt trời, điện sinh khối.

Có thể thấy, đây đều là những nguồn tài nguyên mà Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi để khai thác, nhất là nguồn năng lượng tái tạo từ gió, mặt trời, sinh khối.

Ông Ngãi dẫn chứng, nguồn năng lượng mặt trời ở Việt Nam có quanh năm. Với công nghệ hiện đại như bây giờ ở cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 việc sản xuất, chế tạo tuabin gió không quá đắt đỏ như trước, với đố độ gió 5m/s trở lên, tuabin gió đã tạo ra điện có hiệu quả. Vì vậy, hàng năm có thể tận dụng từ 2.000h-3.000h để khai thác nguồn điện gió điện mặt trời này.

Hơn thế, giá điện mặt trời của Việt Nam vừa được Chính phủ phê duyệt là 2.086 đồng/kWh (tương đương 9,35 cent/kWh), đó là mức giá tốt nhất, hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Tương tự nguồn tài nguyên gió của Việt Nam cũng dồi dào, với lợi thế bờ biển dài, việc đầu tư các dự án điện gió hết sức thuận lợi.

Dự tính suốt chiều dài bờ biển của đất nước, có thể lắp đặt các tubin gió tạo ra được hàng chục nghìn MW công suất điện gió kể cả đồng bằng trung du miền núi đều có thể phát triển điện gió tùy tốc độ gió khác nhau và chiều cao tuabin khác nhau.

Với công nghệ hiện đại như hiện nay, chỉ cần tốc độ gió 5m/s trở lên tubin đã có thể phát điện hiệu quả, công suất của dạng năng lượng này có thể đạt hàng chục nghìn MW.

Cần có quy hoạch

Năm 2015, Chính phủ đã ban hành Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo nhưng cho đến nay mới có khoảng 100 MW điện gió, 15 MW điện mặt trời và 10 MW điện sinh khối. “Con số này hết sức nhỏ bé so với tiềm năng vô tận của nó”, một vị đại diện của Hiệp hội Năng lượng Việt Nam nhận định.

Nói về khó khăn trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, ông Phạm Viết Hùng, đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho hay, các quy hoạch năng lượng tái tạo nói chung và điện mặt trời nói riêng (trừ thủy điện nhỏ) mới có quy hoạch theo vùng, khu vực còn quy hoạch dự án chưa có. Trong khi, đây là “đầu vào” để các nhà đầu tư quan khi đã xác định được địa điểm, vị trí tránh bất cập trong các quy hoạch trên cùng địa bàn.

Bên cạnh đó, công suất phát của năng lượng tái tạo không ổn định do bị phụ thuộc vào vận tốc gió, thời điểm nắng trong ngày ở các vùng khác nhau, phụ thuộc vào thời tiết… Chính vì thế, đây là sức ép lớn của EVN trong việc đảm bảo ổn định cho hệ thống điện.

Ngoài ra, hệ thống các tiêu chuẩn chuyên ngành trong lĩnh vực năng lượng tái tạo còn thiếu, chưa đồng bộ.

Với những khó khăn này, ông Hùng đề xuất, để phát triển năng lượng tái tạo cần tiếp tục tạo lập cơ chế chính sách để thu hút mọi nguồn lực đầu tư cho năng lượng tái tạo. “Với số vốn đầu tư 10,8 tỷ USD/năm cho giai đoạn 2021-2030 là khoản tiền rất lớn vì thế cần huy động toàn bộ nguồn lực mới đáp ứng được các vấn đề tài chính”, ông Hùng nói.

Cùng với đó, quy hoạch phát triển năng lượng tái tạo cấp tỉnh, cấp quốc gia cần sớm xác lập và đồng bộ với quy hoạch phát triển lưới điện. Theo ông Hùng, dự án điện mặt trời nằm rải rác khắp các khu vực hệ thống kết nối lưới của các dự án cũng là vấn đề phải đặt ra.

Đừng từ góc độ địa phương, ông Phạm Văn Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết, Chính phủ đã có chủ trương phát triển năng lượng gió nhưng tại tỉnh Ninh Thuận từ năm 2009 đến nay vẫn chưa có dự án nào đưa vào vận hành, mặc dù Ninh Thuận là địa phương có tiềm năng nhất về năng lượng tái tạo. Vấn đề nằm ở chính sách giá, hiện nay giá 7,8 cent/kWh chưa thu hút và khuyến khích các nhà đầu tư vào dự án năng lượng gió.

Nguồn năng lượng mặt trời cũng vậy. Sau khi có chủ trương phát triển đã tạo làn sóng đầu tư mạnh nhưng cần quy hoạch, phát triển quy hoạch điện mặt trời, xác lập điện mặt trời vùng nào, tiềm năng, lợi thế ra sao… để ưu tiên quy hoạch và kêu gọi đầu tư cũng như đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng cho loại năng lượng này. “Chính phủ và các bộ, ngành phải quan tâm thì mới thu hút đầu tư mới đúng trọng tâm và khai thác hiệu quả nhất về năng lượng mặt trời”, ông Hậu nói.

Đồng tình với vấn đề này, theo ông Trần Viết Ngãi, để khai thác tốt nguồn năng lượng tái tạo, Chính phủ cần sớm tổ chức lập quy hoạch về phát triển năng lượng tái tạo. Trong việc lập quy hoạch này, cần phải quy tụ được các nhà tư vấn trong nước và các chuyên gia kỹ thuật hàng đầu có trình độ cao, nhiều kinh nghiệm và lựa chọn tư vấn nước ngoài để hỗ trợ.

分享到: