Đại biểu HĐND thành phố đề nghị có giải pháp hữu hiệu để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng,Đềnghịcógiảiphápứngphóvớibiếnđổikhíhậlịch u21 quốc gia chống thiên tai; tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Nội dung trả lời của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố như sau:
Để thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu, đặc biệt là tình trạng thiếu nước tưới như hiện nay, ngành Nông nghiệp thành phố đã khuyến khích người dân mở rộng mô hình canh tác cây trồng cạn trên nền đất lúa kém hiệu quả. Mô hình này vừa tranh thủ được thời gian sản xuất mà còn giúp cải tạo đồng ruộng, ngăn chặn sự phát triển của một số dịch bệnh trên cây lúa và tăng thêm nguồn nhu nhập cho nông dân.
Trên thực tế, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang các loại cây trồng khác được nông dân quan tâm trong thời gian gần đây, do tình hình nắng nóng, khô hạn ngày càng tăng. Đối với cây lúa, thiếu nước sẽ phát sinh nhiều vấn đề: xuất hiện cỏ dại, tốn nhiều công sức và chi phí bơm tưới, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây, từ đó, làm giảm năng suất và chất lượng lúa gạo. Ngoài ra, việc trồng màu trên đất ruộng thay cho một vụ lúa sản xuất trong mùa khô hạn có thể đạt lợi nhuận gấp đôi, gấp ba lần so với canh tác lúa trên cùng diện tích. Vì vậy, việc chuyển đổi cây trồng có khả năng chịu hạn được nông dân quan tâm.
Ngành Nông nghiệp cũng đã và đang hỗ trợ nông dân tiếp tục mở rộng các hình thức liên kết tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, tăng cường khâu kết nối giữa người sản xuất với doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm, hạn chế rủi ro, tăng thu nhập cho người sản xuất và duy trì, phát triển vùng chuyển đổi. Song song đó là hỗ trợ các doanh nghiệp có khả năng tổ chức tiêu thụ, sơ chế, chế biến hoặc có khả năng xúc tiến các đầu mối tiêu thụ cho nông dân.
Đồng thời, đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, tăng cường công tác lai tạo, tuyển chọn giống cây trồng; đẩy mạnh sản xuất và sử dụng phân bón sinh học, chuyển giao nhanh các giống cây ăn trái chủ lực: xoài, sầu riêng, cam, bưởi, nhãn,...