Ngày 16/8,ạocúhíchđưavùngĐôngNamBộpháttriểnhiệnđạihàihòabềnvữbóng đá tỷ số phiên họp báo cáo Khung định hướng phát triển và tổ chức không gian vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã diễn ra dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. | Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng chủ trì phiên họp (Ảnh: Đức Trung) |
Cần có tầm nhìn, tư duy đột phá hơn, táo bạo hơn Vùng Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, có diện tích 23.551,5 km2, là vùng có diện tích nhỏ thứ hai cả nước (chiếm 7,1%), nhưng là đầu tàu kinh tếcủa cả nước, có đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, thu ngân sách nhà nước và giải quyết việc làm của cả nước. Đến năm 2022, GRDP của vùng đạt 2,95 triệu tỷ đồng, chiếm 31,04% GDP cả nước, đứng thứ 1/6 vùng. Về mặt địa lý, vùng Đông Nam Bộ là trung tâm của khu vực ASEAN, nhưng phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, tăng trưởng kinh tế có xu hướng chậm lại. Tốc độ tăng trưởng giảm sút trong những năm gần đây, đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh và Bà Rịa - Vũng Tàu, sức hấp dẫn của vùng giảm xuống; động lực tăng trưởng của toàn vùng đang chậm lại, nhất là khu vực công nghiệp và dịch vụ, thiếu sự đột phá, đổi mới. Vì vậy, nhận diện rõ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của vùng là nhiệm vụ hết sức quan trọng, để từ đó xây dựng khung định hướng phát triển và tổ chức không gian cho vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, đưa vùng Đông Nam Bộ phát triển như mục tiêu trong Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 7/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là vấn đề hết sức quan trọng. Theo đó, vùng Đông Nam Bộ được định hướng trở thành trung tâm dịch vụ của khu vực Đông Nam Á về tài chính, thương mại, du lịch, giao lưu quốc tế, trong đó TP Hồ Chí Minh thành trung tâm tài chính quốc tế; Bà Rịa - Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia và có vị trí quan trọng trong tuyến hàng hải quốc tế. Năng lực cạnh tranh của Vùng được cải thiện mạnh mẽ, trở thành một trung tâm phát triển kinh tế năng động của khu vực ASEAN. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định, mặc dù khung định hướng thảo luận hôm nay mới là dự thảo lần đầu nhưng có ý nghĩa rất quan trọng, có tính chất dẫn dắt. Với tính chất quan trọng của vùng Đông Nam Bộ, Bộ trưởng yêu cầu khung định hướng và bản quy hoạch vùng cần tạo được cú hích đưa vùng Đông Nam Bộ phát triển văn minh hiện đại, khai thác hết tiềm năng nhưng phải bảo đảm hài hòa, bền vững. "Để vùng phát triển xứng đáng là trung tâm kinh tế lớn nhất của đất nước, cần có tầm nhìn, tư duy đột phá hơn, táo bạo hơn trong việc phác thảo tổ chức không gian phát triển vùng Đông Nam Bộ", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh. | Phiên họp báo cáo Khung định hướng phát triển và tổ chức không gian vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Ảnh: Đức Trung) |
Xây dựng 3 tiểu vùng, 3 vùng động lực phát triển Theo đơn vị tư vấn là Viện Chiến lược phát triển, trong thời kỳ quy hoạch, Vùng được định hướng phát triển theo 3 tiểu vùng. 3 kịch bản tăng trưởng thời kỳ 2021 - 2030 Đơn vị tư vấn cũng đề xuất kịch bản tăng trưởng thời kỳ 2021 - 2030. Theo đó, ở Kịch bản 1 - Kịch bản thấp có tốc độ tăng trưởng GRDP dự báo đạt bình quân 4,92%/năm trong giai đoạn 2021 - 2025; đạt bình quân 7,18%/năm trong giai đoạn 2026 - 2030. Tính chung cả giai đoạn 2021 - 2030 đạt bình quân 6,04%/năm. Giai đoạn 2031-2050, tốc độ tăng trưởng dự kiến đạt khoảng 6,85%/năm. Kịch bản 2 - Kịch bản trung bình, tốc độ tăng trưởng GRDP dự báo đạt bình quân 5,48%/năm trong giai đoạn 2021 - 2025; đạt bình quân 8,66%/năm trong giai đoạn 2026 - 2030. Tính chung cả giai đoạn 2021 - 2030 đạt bình quân 7,06%/năm. Giai đoạn 2031-2050, tốc độ tăng trưởng dự kiến đạt khoảng 7,2%/năm. Kịch bản 3 - Kịch bản phấn đấu, tốc độ tăng trưởng GRDP dự báo đạt bình quân 5,97%/năm trong giai đoạn 2021 - 2025 (trong đó ba năm 2021-2023: 3,88%/năm; hai năm 2024-2025: 9,18%/năm); đạt bình quân 10,2%/năm trong giai đoạn 2026 - 2030. Tính chung cả giai đoạn 2021 - 2030 đạt bình quân 8,07%/năm. Giai đoạn 2031-2050, tốc độ tăng trưởng dự kiến đạt khoảng 7,6%/năm. |