VHO- Những ngày gần đây,Đừngnghĩconmìnhthìmuốnlàmgìcũngđượkqbd youngboy trên mạng xã hội lan truyền clip và hình ảnh một bé gái 5 tuổi được phun môi tại thẩm mỹ viện Sỹ Thắng, có địa chỉ tại Cầu Quan, xã Trung Thành, huyện Nông Cống (Thanh Hóa), gây xôn xao dư luận.
Hình ảnh quá trình phun môi thẩm mỹ cho bé gái 5 tuổi được đăng tải trên mạng xã hội Nhiều chuyên gia cho rằng, hành vi của người bố đối với con gái khi mới 5 tuổi này dù nhằm mục đích gì thì cũng đã vi phạm một số quy định. Làm đẹp cho con hay quảng cáo? Điều đáng phẫn nộ hơn là clip được truyền tải với những câu từ có ý nghĩa như để quảng cáo, khuyến khích khách hàng đến phun môi. “Cô khách nhí 5 tuổi. Chị em nhìn mà lấy động lực nhé. Có nàng nào sợ đau thì nhìn em đi nè”; hay “Khách nhí 5 tuổi phun môi colagenl. Mọi người chia sẻ lấy động lực cho mọi người phun môi nhé ạ”. Chưa dừng lại ở đó, thẩm mỹ viện này tiếp tục dùng hình ảnh của bé gái để quảng cáo dịch vụ phun môi tế bào gốc với giá rẻ. Ở một bài đăng khác với nội dung: “Môi gái đã bong, sẽ tốt hơn cho bé và đảm bảo không ảnh hưởng về sau nếu dòng mực tốt và kỹ thuật chuẩn... Hiện nay, đa số học sinh đến trường đều thích dùng son dễ nhiễm chì độc hại rất có hại về sau nên Sỹ Thắng đã làm môi cho con gái để an toàn cho con gái hơn ạ”… Ngay sau clip và nội dung phun môi cho bé gái được đăng tải đã gây ra nhiều tranh cãi trên mạng xã hội. Một số ý kiến bày tỏ sự phản đối cực lực khi người lớn dùng hình ảnh trẻ con để quảng cáo về dịch vụ không phù hợp lứa tuổi. Tài khoản Đinh Phương Thảo đánh giá: “Lấy con mình ra trục lợi, PR trá hình, lạm dụng trẻ em”. Tài khoản Nghi Lâm nói: “Xăm cho đứa bé mới 5 tuổi, chưa đủ ý thức để tự đưa ra quyết định của thân thể mình, dù là cha mẹ cũng không có quyền đó. Để con bé lớn lên và tự lựa chọn. Không nghĩ cha mẹ ruột lại làm vậy với con mình”. Liên quan đến vấn đề này, ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐ,TB&XH) cho biết, Điều 5 của Luật Trẻ em năm 2016 đề cập đến nguyên tắc bảo đảm quyền và lợi ích tốt nhất cho trẻ em trong các quyết định liên quan đến trẻ em. Theo đó, những hành vi tác động đến trẻ em phải xem xét có đảm bảo lợi ích tốt nhất cho trẻ không cả về trước mắt và lâu dài. Nếu phẫu thuật thẩm mỹ ở trẻ em nhưng là chỉnh hình dị dạng, khuyết tật ở một bộ phận nào đó như tay, chân, tai, hở hàm môi… thì không sao cả. Còn Điều 18 của Luật này về Quyền giữ gìn và phát huy bản sắc, tại khoản 1 nêu rõ: Trẻ em có quyền được tôn trọng đặc điểm và giá trị riêng của bản thân phù hợp với đặc điểm độ tuổi và văn hóa dân tộc… Rõ ràng bé đang là trẻ em thì được tôn trọng những gì thuộc về đặc điểm, bản sắc của mình; những gì tác động lên đứa trẻ thì phải phù hợp với độ tuổi. Vậy phun môi thẩm mỹ đã phù hợp với trẻ em chưa cũng là điều phải xem xét. “Không những thế, việc cha mẹ công bố hình ảnh, clip trẻ em lên mạng xã hội cũng là vi phạm về quyền bí mật đời sống riêng tư của trẻ và cha mẹ phải chịu trách nhiệm. Đó là chưa nói đến việc dùng trẻ em để quảng cáo, việc công bố này có đảm bảo lợi ích tốt nhất cho trẻ hay không…?”, Cục trưởng Cục Trẻ em nhấn mạnh. Vi phạm nhiều quy định Mặc dù bị cộng đồng lên tiếng, nhưng dường như chủ cơ sở này chưa ý thức hết được những hệ lụy xảy ra. Trao đổi với phóng viên ngày 13.4, anh Thắng, chủ thẩm mỹ viện Sỹ Thắng giải thích, bé gái đó là con mình. Vì bé có môi thâm hơn bạn bè cùng trang lứa nên thấy bố làm môi cho các cô đỏ hơn thì cũng đòi bố làm cho mình. “Vì chiều con nên tôi đã phun môi cho bé. Đây là con mình thì mình mới làm chứ trẻ con nhà khác thì tôi không làm. Tôi đã phun môi cho rất nhiều người nhưng chưa để lại hậu quả gì. Mình làm trong nghề, cảm thấy làm được, đảm bảo được an toàn, dùng công nghệ, thuốc tốt mới làm cho con mình chứ. Chỉ vài tháng là bay mất màu”, anh Thắng nói. Có lẽ dưới sức ép của cộng đồng mạng, clip phun môi cho bé gái 5 tuổi đã được gỡ xuống. Tuy nhiên, anh Thắng cho rằng việc đăng lên facebook cá nhân cho bạn bè xem chứ không phải là quảng cáo gì cả. “Mình có phải là quảng cáo đâu mà không nên làm, đây chỉ là chuyện trong gia đình và đăng lên trang cá nhân, vô tình bị phát tán ra cộng đồng. Đây cũng là sơ suất, nếu lần sau bé đòi làm thì tôi cũng không làm nữa”, anh Thắng cho hay. Theo ThS.BS Nguyễn Đình Minh, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình, thẩm mỹ và hàm mặt (Bệnh viện E), về tâm lý thì những người dưới 18 tuổi chưa có đủ nhận thức về hành vi nên khi cha mẹ hoặc bản thân các bé có ý định thực hiện các thay đổi về cơ thể, nhận dạng là không đúng. Ngoài các trường hợp trẻ bị dị tật gây khó khăn về chức năng (như bỏng, hở vòm…), gây mặc cảm tâm lý (hở môi, thừa ngón, dị tật tai, các u sắc tố…) thì mới có chỉ định làm phẫu thuật tạo hình. “Trường hợp bé 5 tuổi phun môi chỉ vì môi thâm thì có thể khẳng định là không được phép. Trẻ còn nhỏ, các thủ thuật gây đau đớn, gây tâm lý hoảng sợ cho bé, hai là trẻ có thể bị dị ứng các thuốc xăm hay thuốc bôi tê. Trẻ em về màu sắc da, môi sau này có thể thay đổi. Việc đánh giá môi thâm hay không hoàn toàn do người lớn nên cần thay đổi quan niệm của những người xung quanh chứ không phải là thay đổi ở bé gái. Bên cạnh đó, có thể sử dụng các sản phẩm bôi môi nhẹ nhàng dành cho trẻ em (loại organic) vào các dịp lễ, Tết…”, bác sĩ Nguyễn Đình Minh thông tin.
QUỲNH HOA |