Sau hàng thập kỷ thương lượng về một siêu hợp đồng khí đốt tự nhiên có thời hạn lâu dài,kqbd v league 1 dường như cuối cùng Nga đã phải nhượng bộ một số điều khoản mà Trung Quốc lâu nay vẫn yêu cầu. Dự kiến trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Tổng thống Nga Vladimir Putin đến Trung Quốc trong tuần này, hai bên sẽ kí kết thỏa thuận này. Có thể nói rằng trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine, Trung Quốc mới là bên chiến thắng chứ không phải nước nào khác.
Chiến lược đầu tư xây dựng "Con đường tơ lụa" của Trung Quốc là một trong những chủ trương tham vọng nhất trong lịch sử kinh tế thế giới. Bắc Kinh có kế hoạch xây dựng một đường sắt cao tốc và các mạng lưới băng thông rộng nối liền Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, với các nhánh chính đến Đông Nam Á ở phía Nam và qua Israel, Ai Cập ở phía Tây. Bắc Kinh sẽ đầu tư 7,3 tỷ USD để xây dựng một tuyến đường ống dài 3.700 km từ Turkmenistan và một tuyến đường ống khác ngắn hơn qua Pakistan. Do sự gần gũi về địa lý cũng như mức độ tin cậy, nguồn năng lượng của Trung Á ngày càng quan trọng đối với Bắc Kinh. Trung Quốc hiện đã vượt qua Nga để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Á trong năm 2010, với tổng giá trị các thỏa thuận đạt 46 tỷ USD năm 2012 so với mức 27 tỷ USD của Nga.
Lực hấp dẫn về kinh tế từ Trung Quốc sẽ rất khó để Nga tiếp tục cưỡng lại và cuộc khủng hoảng ở Ukraine dường như đã tạo ra chất xúc tác cho sự tăng cường quan hệ giữa Moskva và Bắc Kinh. Đã có vài lời cảnh báo ở phương Tây về hậu quả của sự đối đầu ngoại giao giữa Nga và phương Tây nhưng chúng hầu như không được để ý đến trong bối cảnh tất cả các nước đều tập trung chú ý đến việc khu vực Crimea sáp nhập vào Liên bang Nga. Các nhà phân tích cho rằng việc phương Tây gây sức ép có thể đẩy Nga tới mối quan hệ mạnh mẽ hơn với Trung Quốc, bao gồm cả các hợp đồng vũ khí công nghệ cao và thậm chí sự ủng hộ ngoại giao đối với các tuyên bố lãnh thổ của Bắc Kinh.
Khi Mỹ thúc đẩy châu Âu đa dạng hóa các nguồn nhập khẩu năng lượng nhằm giảm dần sự phụ thuộc vào Nga, dường như chiến lược xuất khẩu năng lượng "Hướng Đông" của Nga ngày càng trở thành vấn đề bắt buộc chứ không đơn thuần là một sự lựa chọn. Theo nhiều cách, thỏa thuận khí đốt tự nhiên Nga-Trung có thể thể hiện bản chất thật sự của cái gọi là đối tác chiến lược toàn diện song phương giữa hai nước, song về bản chất có thể thấy mối quan hệ không cân bằng đang ngày càng ngả theo chiều hướng có lợi cho Trung Quốc.
顶: 51踩: 9469
【kqbd v league 1】Trung Quốc
人参与 | 时间:2025-01-10 15:41:09
相关文章
- Phần mềm máy tính chuyển tín hiệu não thành lời nói
- Lạ kỳ nhà 'siêu mỏng, siêu méo' vẫn 'mọc' giữa lòng Thủ đô!
- Ban chỉ đạo 389 Bộ KH&CN được đánh giá cao về chống buôn lậu, gian lận thương mại
- Dịp Hội nghị thượng đỉnh Mỹ
- Đội K73 tiếp tục quy tập được 13 bộ hài cốt liệt sĩ
- Thúc đẩy hợp tác phát triển năng suất dựa trên đổi mới sáng tạo
- Thông báo Lễ viếng, lễ truy điệu và lễ an táng Đại tướng Lê Đức Anh
- Việt Nam cần giải quyết bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao
- Hãy vượt qua cơn “say nắng”
- Nâng cao chất lượng cuộc họp nhờ triển khai mô hình ‘phòng họp không giấy’
评论专区