Phát huy hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin phòng chống dịch Covid-19 Các nhà khoa học đóng góp hiệu quả vào công tác phòng,ôngnghệlàcôngcụhữuíchphòngchốngdịlich thi dau chau au chống dịch Covid-19 |
Hơn 1500 cơ sở khám chữa bệnh kết nối từ xa
Theo ông Nguyễn Trường Nam - Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế), việc chuyển đổi số ngành y tế được tập trung triển khai trước khi diễn ra đại dịch Covid-19, quá trình chuyển đổi số từ cấp địa phương đến trung ương đã diễn ra nhanh chóng.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (đứng giữa) cùng các đại biểu dự lễ khánh thành 1000 cơ sở y tế khám chữa bệnh từ xa ngày 25/9/2020. Ảnh: Văn Nam. |
Giai đoạn trước dịch Covid-19, Bộ Y tế đã xây dựng và từng bước hoàn thiện các cơ chế chính sách để đẩy mạnh y tế điện tử, y tế số, công bố nhiều tài liệu chuyên môn kỹ thuật, đảm bảo kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các nền tảng với nhau.
Ông Nam cho biết, đây có thể xem như thành tựu rất lớn của ngành y tế khi thực hiện việc kết nối liên thông trong 2 năm, trong khi các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc phải mất đến 10 năm. Ngoài ra, hiện 100% các bệnh viện đã có hệ thống quản lý thông tin bệnh viện, trong đó 20 bệnh viện đã sử dụng bệnh án điện tử thay hoàn toàn cho bệnh án giấy. Đây chính là nền tảng bước đầu để xây dựng bệnh viện thông minh.
Năm 2020, Bộ Y tế cũng khai trương nền tảng kết nối y tế từ xa và đến nay đã có hơn 1500 cơ sở khám chữa bệnh kết nối từ xa thực hiện công tác khám chữa bệnh, tư vấn. Mô hình này cho thấy hiệu quả rõ ràng nhất trong đại dịch Covid-19, đặc biệt là khám chữa bệnh cho F0 tại nhà và hội chẩn những ca bệnh khó tại tuyến tỉnh, tuyến huyện…
Trong gần 2 năm dịch bệnh Covid-19, nhiều nền tảng công nghệ được ra đời như khai báo y tế, truy vết ca mắc, nền tảng tiêm chủng… thông qua các nền tảng, Bộ Y tế đã gửi khoảng hơn 5 tỷ tin nhắn đến người dân thông báo về tình hình dịch bệnh Covid-19.
“Đại dịch Covid-19 có thể coi là cú hích để các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam nghiên cứu, xây dựng các nền tảng trong thời gian nhanh nhất để phục vụ chống dịch. Thậm chí có phần mềm chỉ viết trong 1 tuần và tiếp tục hoàn thiện dần trong điều kiện cả xã hội thực hiện giãn cách”- ông Nam khẳng định.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 còn phức tạp như hiện nay thì chuyển đổi số trong ngành y tế càng trở nên cấp thiết. Tầm nhìn tới năm 2030 mà ngành y tế đặt ra là việc ứng dụng công nghệ số trong hầu hết các hoạt động, dịch vụ y tế.
Ứng dụng công nghệ tiết kiệm thời gian, chi phí
Còn theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), trong bối cảnh thế giới dịch Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp đòi hỏi cần có nhiều giải pháp ứng phó. Ở Việt Nam, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc với quyết tâm cao, huy động nhiều doanh nghiệp, chuyên gia xây dựng các giải pháp, phần mềm cho y tế phục vụ hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19, giúp công tác truy vết nhanh chóng, kịp thời.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin kết hợp hệ thống y tế sẵn có phát huy tốt hiệu quả công tác phòng chống, đẩy lùi dịch Covid-19. Trong đó, ứng dụng công nghệ hỗ trợ xác định vùng nguy cơ dịch Covid-19 và các đối tượng có nguy cơ rất nhanh, tiết kiệm cho nguồn lực y tế làm công tác phát hiện dịch bệnh.
Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phòng chống dịch hiệu quả có sự phối hợp giữa Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, ngành liên quan để huy động tốt các nguồn lực của xã hội đồng hành, tham gia phòng chống dịch bệnh. Khi phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19 phải lấy người dân làm trung tâm, các ứng dụng phải bảo đảm thuận tiện, dễ sử dụng, bảo mật thông tin.
Ông Khuê cho biết, trong đó khám chữa bệnh từ xa đóng vai trò rất quan trọng trong chuyển đối số ngành y tế, đặc biệt trong giai đoạn chiến đấu với bệnh dịch Covid-19 hiện nay. Rất nhiều tiện ích khi thực hiện biện pháp này, tiết kiệm cho người dân về thời gian, chi phí khi được hẹn khám bệnh, chữa bệnh tại các bệnh viện.
Đó là biện pháp đặt lịch hẹn khám bệnh, chữa bệnh qua nền tảng công nghệ thông tin như: viber, zalo, teleheatl... Bệnh viện cũng chủ động hơn trong việc sắp xếp nhân lực, thuốc men, vật tư, trang thiết bị để phục vụ chu đáo hơn, hài lòng hơn cho người bệnh.
Người bệnh không phải đến xếp hàng, xếp sổ từ sớm chờ đợi lâu như những năm về trước. Nhờ đó sẽ thực hiện 5K tốt hơn, bệnh viện giãn cách, giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Nền tảng số còn giúp cho bệnh viện tiếp tục đẩy mạnh, cải cách hành chính, quản trị, quản lý bệnh viện, các hệ thống phần mềm về công nghệ thông tin, quản trị bệnh viện đang được cập nhật cải tiến mạnh mẽ tại các bệnh viện và các cơ sở từ hồ sơ sức khỏe điện tử đến các hồ sơ bệnh án điện tử được liên thông.
“Phần mềm về tổ chức quản lý nhân sự trong bệnh viện, quản lý trang thiết bị, quản lý thuốc, vật tư, cơ sở hạ tầng, các phần mềm cải tiến được chăm sóc người bệnh, đón tiếp người bệnh, đã được một số bệnh viện triển khai, từ đó đã giảm được chi phí, tiết kiệm nhân lực” - ông Khuê cho hay./.