Covid-19 - thách thức song hành cơ hội
TheễnMinhPhongCầnthêmnhiềukịchbảnhỗtrợđểdoanhnghiệpđứngvữngtrướcđạidịphat goco đó, Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, 2020 là năm có nhiều chuyển biến, đặc biệt khi dịch Covid bùng phát tại hầu hết các quốc gia, gây nên những khó khăn và thách thức không nhỏ cho nền kinh tế thế giới. Trong đó, Việt Nam là quốc gia hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng nên chịu tác động không nhỏ, đặc biệt trong các vấn đề kinh tế, xã hội. Một số ngành có thể thấy ngay mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch như: dịch vụ, du lịch, nhà hàng, sân bay, xuất nhập khẩu,…
Đi cùng với đó, các chuỗi cung ứng nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp sản xuất cũng bị trì trệ, ảnh hưởng nặng nề. Đây là bài toán khó cho các doanh nghiệp, ảnh hưởng không nhỏ đến việc xuất nhập khẩu hàng hóa. Dịch Covid-19 xảy ra và nhanh chóng lan rộng trên toàn thế giới làm sức mua của nền kinh tế toàn cầu giảm, hoạt động giao thương hạn chế, dẫn đến việc giãn, huỷ, hoãn các đơn đặt hàng, gây sụt giảm kim ngạch xuất khẩu và làm giảm sản lượng, doanh thu của doanh nghiệp. Điều này ảnh hưởng đến doanh nghiệp ở nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau.
Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng doanh nghiệp Việt cũng đã có nhiều bước tiến, cải thiện và thích nghi với khó khăn. Đây là sự nỗ lực của cả cộng đồng, doanh nghiệp và Chính phủ. Ông Phong cho rằng, chính những sự nỗ lực này đã giữ cho nền kinh tế Việt Nam luôn giữ được đà tăng trưởng, kể cả trong năm 2020 và quý I năm 2021. Nhiều doanh nghiệp cũng bắt đầu có sự chuyển đổi thích ứng khi chuỗi cung ứng nguyên liệu quốc tế bị cắt giảm, bắt đầu ứng dụng chuyển đổi số, ứng dụng các mô hình kinh doanh mới trong sản xuất công nghiệp. Các doanh nghiệp cũng đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử, chuyển đổi sản phẩm dịch vụ chủ lực, tích cực tìm đầu ra cho thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Việc đẩy lùi dịch bệnh giúp Việt Nam trở thành địa chỉ đầu tư tin cậy và an toàn từ nhiều đối tác quốc tế, là điểm đến tiềm năng để phân bổ dòng tiền đầu tư của nhiều tập đoàn lớn. Ưu thế về thị trường lao động rẻ và dồi dào cũng là sức hút đối với những tập đoàn đang có ý định dịch chuyển khỏi thị trường Trung Quốc.
Đợt dịch này cũng là cơ hội để các doanh nghiệp kiểm chứng và đưa ra phương án thích nghi với tình hình mới, tự đánh giá phương thức kinh doanh, tìm ra điểm mạnh, điểm yếu để hoàn thiện hơn. Bên cạnh đó, các chính sách hội nhập quốc tế sẽ giúp doanh nghiệp tìm kiếm được nhiều thị trường cung ứng cũng như đầu ra cho sản phẩm phong phú và đa dạng hơn, nắm bắt thị trường kinh tế thế giới để sẵn sàng chuyển mình.