【diễn biến chính ac milan gặp inter milan】Nghiên cứu vật liệu mới, phương pháp bảo trì đường bộ tối ưu

时间:2025-01-25 22:04:19 来源:88Point
Nghiên cứu vật liệu mới, phương pháp bảo trì đường bộ tối ưu
Ứng dụng công nghệ, vật liệu mới trong bảo trì đường bộ đạt hiệu quả cao về mặt kinh tế - kỹ thuật - môi trường. Ảnh: TL

Chất lượng phục vụ của đường tốt dù kinh phí eo hẹp

Theo ông Lê Hồng Điệp - Trưởng Phòng quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông, Cục Đường bộ Việt Nam, công tác bảo trì đường bộ thời gian qua đã đạt được các kết quả tích cực, hệ thống quốc lộ được duy trì, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân an toàn, thông suốt; chất lượng phục vụ của đường ngày càng tốt lên, ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN), vật liệu mới, tiên tiến được đẩy mạnh, thời hạn khai thác kéo dài.

Chiều dài đường rải bê tông nhựa tăng từ gần 50% năm 2015 lên gần 70% năm 2021, hàng nghìn km quốc lộ được mở rộng; trên 40 điểm thường xuyên ngập lụt tại Tây Nam bộ đã được sửa chữa, nâng cấp; hàng trăm điểm đen và điểm tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông (ATGT) đã được sửa chữa, khắc phục. Đã sửa chữa, bổ sung hàng nghìn km hộ lan, hàng vạn cọc tiêu, biển báo, hàng chục vị trí xây dựng đường cứu nạn và các công trình ATGT để hệ thống quốc lộ ngày càng an toàn với tốc độ và lưu lượng giao thông ngày càng tăng…

Tuy nhiên, kinh phí ngân sách nhà nước cấp hàng năm cho việc bảo trì là khoảng 12.000 tỷ đồng, bao gồm bảo trì cả đường và cầu. Hiện nay, Cục Đường bộ Việt Nam đang quản lý khoảng 25.000 km đường quốc lộ và 7.725 cầu. Theo tính toán nhu cầu thực tế, kinh phí bảo trì năm 2024 cần tới 40.800 tỷ đồng. Như vậy, kinh phí bảo trì hàng năm mới đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu thực tế.

Bên cạnh thiếu thốn về kinh phí kể trên, công tác bảo trì cũng thiếu về công nghệ. Hiện nay có nhiều công trình cầu xây dựng với khẩu độ nhịp lớn, trụ cao, áp dụng các công nghệ tiên tiến trên thế giới, do đó, đòi hỏi công tác bảo trì phải sử dụng các thiết bị máy móc chuyên dụng tiên tiến để có thể kiểm tra, phát hiện kịp thời các hư hỏng công trình cầu để kịp thời sửa chữa, khắc phục.

Bên cạnh đó, hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với vấn đề xuống cấp sớm của cầu và đường bộ do lưu lượng giao thông đông đúc, nhiệt độ cao, lượng mưa lớn... Trong bối cảnh ngân sách để quản lý và bảo trì cầu, đường bộ còn hạn chế dẫn đến các đơn vị sử dụng một số loại vật liệu và phương pháp thi công có giá thành thấp. Điều này khiến chất lượng không được đảm bảo, việc sửa chữa cầu, đường bộ thường xuyên phải tiến hành, dẫn đến chi phí vòng đời cao.

Để giải quyết khó khăn về kinh phí, Cục Đường bộ Việt Nam phải lựa chọn, ưu tiên sửa chữa những đoạn tuyến, những công trình cầu nằm trên tuyến huyết mạch, lưu lượng xe lớn như Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh bị hư hỏng gây mất an toàn giao thông để thực hiện sửa chữa trước, những đoạn tuyến khác lưu lượng xe thấp, còn khai thác được sẽ thực hiện sửa chữa sau.

Đối với các công trình cầu xẩy ra hư hỏng, sự cố phức tạp, đơn vị tổ chức các cuộc họp, hội thảo mời các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực cầu ở các trường đại học, các viện nghiên cứu trong và ngoài nước, lấy ý kiến đóng góp để lựa chọn phương án sửa chữa tối ưu. Một trong các mục tiêu phát triển bền vững cụ thể của Việt Nam đến năm 2030 là xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, chất lượng, đáng tin cậy, có khả năng chống chịu và bền vững. Theo đó, khuyến khích các hoạt động tập trung vào công tác quản lý và bảo trì, áp dụng công nghệ tiên tiến, sử dụng hiệu quả và phát triển bền vững cơ sở hạ tầng giao thông.

Ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới

Theo Phó Cục trưởng Cục đường bộ Việt Nam Nguyễn Mạnh Thắng, việc ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới trong xây dựng và bảo trì đường bộ trong hơn 10 năm qua đã đạt được hiệu quả cao về mặt kinh tế - kỹ thuật - môi trường, góp phần thêm các giải pháp kỹ thuật mới (bên cạnh các giải pháp kỹ thuật truyền thống) cho từng hạng mục, dự án cụ thể, từ đó tiết kiệm tài nguyên, giảm khí phát thải nhà kính.

Trong đó, liên quan đến xây dựng và bảo trì kết cấu áo đường, nổi bật có các công nghệ như: Công nghệ cào bóc tái chế nguội tại chỗ giúp tận dụng vật liệu mặt đường cũ, tiết kiệm tài nguyên, giảm phát thải, thân thiện với môi trường; công nghệ bê tông nhựa tái chế nóng; công nghệ bê tông nhựa ấm; công nghệ lớp phủ mỏng Microsurfacing trong bảo trì dự phòng mặt đường, giúp kéo dài tuổi thọ mặt đường.

Ngoài ra còn có công nghệ mặt đường bán mềm áp dụng tại nút giao có nhiều xe tải nặng, các bến, bãi đỗ xe, bến cảng container và công nghệ vá sửa khẩn cấp ổ gà, lún lõm mặt đường trong mùa mưa bão bằng bê tông nhựa nguội phản ứng nước để đảm bảo giao thông.

Một số vật liệu mới cũng được ứng dụng như: Vật liệu nhũ tương nhựa đường a xít; vật liệu phụ gia tăng cường dính bám đá nhựa trong sản xuất bê tông nhựa; phụ gia tăng cường tính năng của bê tông nhựa chống hằn lún vệt bánh.

Các công nghệ mới, vật liệu mới liên quan đến bảo vệ mái dốc (taluy) đường bộ nổi bật phải kể đến: Lưới thép cường độ cao lắp đặt trên các mái dốc ta luy đá phong hóa; lưới thép xoắn kép có hoặc không gia cường cáp thép dùng để gia cố ổn định bề mặt mái dốc, chống đá lở, đá rơi; công nghệ neo đất SEEE bảo vệ, phòng chống sụt trượt sâu các mái dốc (đã thí điểm tại đường dẫn cầu Bãi Cháy, Quốc lộ 18 (Quảng Ninh); vật liệu NEOWEB (khung nhựa HDPE chứa đất) để gia cố mái taluy; vật liệu tấm phủ có chứa hạt cỏ giúp bảo vệ chống xói lở bề mặt ta luy đường bộ, bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp…

Nhấn mạnh mục tiêu lấy công tác bảo trì các tuyến đường, cây cầu an toàn và hiệu quả là nhiệm vụ trung tâm, ông Nguyễn Xuân Cường - Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam cho rằng, với hệ thống đường bộ rộng lớn và có giá trị như thực tế hệ thống quốc lộ hiện nay có hơn 25.000 km và hơn 6.700 cây cầu với giá trị ước tính khoảng hơn 3 triệu tỷ đồng. Đây là khối tài sản lớn của đất nước. Vì vậy, cần quản lý an toàn, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, doanh nghiệp.

Với hệ thống đường bộ rộng lớn và có giá trị như thực tế hệ thống quốc lộ hiện nay có hơn 25.000 km và hơn 6.700 cây cầu với giá trị ước tính khoảng hơn 3 triệu tỷ đồng. Đây là khối tài sản lớn của đất nước. Vì vậy, cần quản lý an toàn, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Xuân Cường, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam

推荐内容