Đi qua cánh đồng Thanh Lam (Hương Thủy),Đồngsenvenlộthống kê tỷ số bóng đá hè này sẽ bắt gặp sắc hồng tươi thắm và hương thơm tỏa ngát của sen. Không lạ và là một phần của cốt cách Huế, thế nhưng, sen ở Thanh Lam lại như một bổ sung đẹp. Huế có sen nơi hồ Tịnh hay Đại Nội gắn liền với cuộc sống vương giả. Huế cũng có những làng sen quê nổi tiếng như La Chữ có thể so sánh với sen Hồng Ngự hay Tháp Mười. Bây giờ có sen ven lộ, ở cánh đồng Thanh Lam như một lời chào nhẹ nhàng khách xa đến Huế.
La Chữ làng sen quê nổi tiếng ở Huế
Thủy Phương là quê tôi. Làng Dã Lê nằm giữa Huế và sân bay Phú Bài. Xưa, lên Huế phải qua cánh đồng Dương Phẩm (Thủy Dương, Hương Thủy) mênh mông. Còn dạo chơi khám phá Phú Bài - Phú Lương, phải đi qua cánh đồng Thanh Lam, dài hơn và cũng vắng vẻ hơn nhiều.
Cánh đồng Dương Phẩm nay đã thành phố thị. Mấy chục năm qua, đã có biết bao dự định biến những ruộng, hồ ven lộ thành con phố, nhưng cánh đồng Thanh Lam nay vẫn như xưa khi ngút tầm nhìn là màu xanh bạt ngàn của lúa. Có những ruộng lúa được cải tạo thành hồ nuôi cá đến bây chừ, mới thấy ngập tràn nơi đây những sắc hồng.
Đồn rằng, ở cánh đồng Thanh Lam có một tấm bia cổ. Dân gian gọi là bia “Bà Chúa”. Tấm bia có tên “Thanh Lam tự điền bi ký” (bài ký về ruộng tự điền ở Thanh Lam) do Miên Thẩm viết vào tháng 11 năm Ất Sửu (1865). Bia được dựng ngay trên bờ ruộng, xưa là của công chúa Nguyệt Đình, con gái thứ 18 của vua Minh Mạng, em cùng mẹ với Miên Thẩm, mua để làm tự điền lập tự cho nhà chồng. Chuyện rằng, bà với chồng là phò mã Phạm Kế Chi chỉ có một cô con gái. Chồng qua đời, bà tìm mua và gặp dịp ông Nguyễn Duy Qui, người Dã Lê, cần bán ruộng tư. Ruộng tọa lạc ở thôn Thanh Lam Thượng, gồm hơn 3 mẫu, 8 sào.
Bài ký của Miên Thẩm đã nói lý do, nỗi lòng cùng những gửi gắm của bà công chúa dành cho con cháu; những nhận định về việc làm của vị công chúa và tác dụng giáo dục. Ông Nguyễn Đình Thảng (Đại học Huế) dịch và trong bài viết đăng trên Thông báo Hán Nôm học 2000 cho rằng: “Chúng ta có thể hình dung được điều mà Miên Thẩm đề cập đến là, ở trên đời có bao nhiêu việc phải lo, phải làm. “Nhưng có điều cần khẳng định rằng, lo cái mà ta phải lo, làm cái mà ta cần làm, thế thôi!”.
Hơn 150 năm sau, khi thực hiện mục tiêu xây dựng thành phố 4 mùa hoa theo đề án xây dựng Thừa Thiên Huế xanh - sạch - sáng, ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh đã ưa tiên chọn cánh đồng Thanh Lam để trồng sen, qua đó, xây dựng một trong khu vực trồng hoa đặc trưng của tỉnh (cùng với vùng hoa dọc bờ sông từ Kim Long đến chùa Thiên Mụ, làng hoa Phú Mậu…) gắn kết với việc trồng các loại cây và hoa trên tuyến đường nối từ cửa ngõ phía Nam (sân bay Phú Bài) lên Huế.
Buổi chiều qua cánh đồng Thanh Lam nay đã xanh - sạch - sáng hơn xưa rất nhiều, tôi bỗng nhớ tới tấm bia “Bà Chúa” và như chợt hiểu hơn ẩn ý đằng sau câu nói “lo cái mà ta phải lo kia”. Có thể ai đó vẫn muốn giữ nguyên cánh đồng Thanh Lam của ngày xưa ấy. Cũng ai đó, với khát vọng đổi thay muốn sớm đưa nơi này trở thành phố xá. Riêng tôi, vẫn muốn cánh đồng Thanh Lam như hôm nay, làm “cô gái sen” dịu dàng. Còn nữa, giá như tìm được hay phục dựng lại tấm bia “Bà Chúa” nơi đám ruộng xưa, đó có thể sẽ là một điểm dừng chân gây lát trong hành trình đi vô khám phá thành phố du lịch Huế.
ĐAN DUY