【keo atalanta】Xử lý nợ xấu vẫn còn gian nan
Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015 đã kết thúc ,ửlýnợxấuvẫncòkeo atalanta hệ thống ngân hàng Việt Nam dường như đã được khoác trên mình chiếc áo mới. Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng đề án tái cơ cấu tiếp cho giai đoạn 2016 - 2020. Tuy nhiên, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng; trong đó vấn đề xử lý nợ xấu là quá trình phức tạp.
Với nỗ lực trong giai đoạn 2011 – 2015 của toàn ngành ngân hàng, n ợ xấu đã được đưa về mức hợp lý dưới 3%. Thành công này có phần không nhỏ của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Tuy nhiên, một vấn đề vẫn chưa có lời giải đáp là khối lượng lớn nợ xấu mà VAMC mua được thời gian qua sẽ được xử lý ra sao?
Tiến sỹ Nguyễn Đức Thành , Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách - Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội (VEPR) nhận định: Xử lý nợ xấu hiện nay có thể thay đổi về lượng nhưng không thay đổi căn bản về chất. Xử lý nợ xấu vẫn chủ yếu “dọn” nợ vào kho, còn khối nợ xấu này có hướng giải quyết như thế nào thì vẫn chưa có lời giải.
Đồng quan điểm này, PGS.TS Đặng Ngọc Đức, Viện trưởng Viện Ngân hàng Tài chính (Đại học Kinh tế Quốc dân) cho rằng, trên thực tế, VAMC vẫn chưa có bất kỳ hoạt động nào trong việc bán nợ xấu cho các nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước thời gian qua. Hiệu quả của việc xử lý nợ xấu là phải biến số nợ xấu đó thành “tiền tươi, thóc thật” và trả lại cho các ngân hàng để cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, hiện nay mới dừng lại ở gom nợ xấu vào VAMC và các nhà điều hành đang tìm cách để giải quyết khối nợ đó.
Mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 618/QĐ-NHNN cho phép VAMC chính thức được triển khai phương án mua – bán nợ xấu theo giá thị trường trong khuôn khổ những quy định cụ thể về phạm vi, đối tượng, điều kiện, nguyên tắc, trình tự và giá mua nợ; vốn sử dụng để mua nợ; xử lý các khoản nợ xấu đã mua.
Tiếp đó, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 08/2016/TT-NHNN sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 19/2013/TT-NHNN về mua bán, xử lý nợ xấu của VAMC. Đáng chú ý, thông tư đã trao cơ chế chủ động và trao quyền nhiều hơn cho VAMC trong công tác xử lý và thu hồi nợ xấu. Những điều chỉnh này được kỳ vọng thúc đẩy quá trình xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng nhanh hơn, thu hút thêm nhiều nhà đầu tư tham gia vào thị trường mua bán nợ.
Những chính sách mới của nhà điều hành được xem là tín hiệu tốt, trao thêm công cụ cho VAMC. Tuy nhiên, ông Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên VAMC cho biết, cơ sở và hành lang pháp lý đã có nên VAMC đang bắt tay vào triển khai mua nợ theo giá thị trường. Dù vậy, VAMC phải cân nhắc rất kỹ bởi nếu bán cao quá thì không ai mua, bán rẻ quá tổ chức tín dụng lại không đồng ý.
Theo Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế, để có thể mua , bán nợ xấu theo giá thị trường phụ thuộc vào năng lực và cơ chế hoạt động của VAMC, các tổ chức tín dụng, các ngân hàng, chủ tài sản cầm cố cho khoản nợ, các tầng nấc cơ quan thi hành pháp luật và tình hình thực tế trên thị trường bất động sản .
Vấn đề này cũng phụ thuộc vào hệ thống khuôn khổ pháp luật đầy đủ để có thể giải quyết các tranh chấp, phải có cơ chế phá sản và xử lý tài sản thế chấp… Bên cạnh đó, khi mua bán nợ theo giá thị trường, đòi hỏi nâng tầm năng lực và trách nhiệm của VAMC khi đưa ra mức giá mua , bán sát thực, đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan, cũng như đảm bảo an toàn hiệu quả của bản thân.
Vị chuyên gia này cũng cho rằng, n ợ xấu là rủi ro nhưng cũng là cơ hội đầu tư thu lợi nhuận và chỉ có thể thấy được khi có thị trường mua bán nợ minh bạch. Mua – bán nợ xấu theo giá thị trường và phát triển thị trường mua bán nợ là những bước đi mới, cách thức mới xử lý các khoản nợ xấu triệt để và thực chất, tạo động lực mới và áp lực cần thiết cho phát triển các thể chế kinh tế thị trường ngày càng đầy đủ và lành mạnh ở Việt Nam.
Dù đã có thêm “công cụ” xử lý nợ xấu nhưng một số chuyên gia vẫn lo ngại không dễ thực hiện do cơ chế xử lý nợ xấu hiện nay còn nhiều vướng mắc. Cụ thể, vẫn còn nhiều vấn đề các ngân hàng đang phải đau đầu giải quyết như khúc mắc trong xử lý tài sản bảo đảm.
Giới phân tích vẫn nhận định, cái khó nhất trong câu chuyện xử lý triệt để nợ xấu vẫn là bán tài sản để thu tiền tươi thóc thật chứ không phải “dồn” nợ xấu từ nơi này sang nơi khác. Đã có rất nhiều nhà đầu tư quan tâm đến các khoản nợ xấu nhưng thiếu hành lang pháp lý, thủ tục chưa thông thoáng nên không mua được.
Tiến sỹ Nguyễn Đức Thành nhấn mạnh, nợ xấu cần phải giải quyết dứt điểm, nếu không sẽ tốn nguồn lực. Cái giá phải trả là các ngân hàng sẽ buộc phải tự giải quyết bằng cách tăng khoảng cách cho vay và huy động lên cao, vì thế mà lãi suất cho vay ở mức cao hơn. Điều đó dẫn đến tăng trưởng GDP chậm, phục hồi kinh tế chậm.
Trong những giải pháp điều hành chính sách tiền tệ những tháng cuối năm, Thống đốc Lê Minh Hưng khẳng định, ngành ngân hàng c hủ động triển khai các giải pháp cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu gắn với việc triển khai Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế, phấn đấu duy trì bền vững tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống dưới 3%. Trong đó, tập trung xây dựng Đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường, thực hiện phân loại các khoản nợ đã mua từ tổ chức tín dụng để có biện pháp xử lý nợ xấu một cách hiệu quả. Cùng với đó là sớm có cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển thị trường mua, bán nợ và phát huy vai trò của VAMC trong việc xử lý nợ xấu.
Công cuộc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng vẫn còn hành trình dài phía trước. Trong đó, nợ xấu là người đồng hành bất đắc dĩ của mọi tổ chức tín dụng và quá trình xử lý “cục máu đông” này vẫn cần nhiều thời gian./.
Đỗ Huyền/TTXVN