【ty so cup c1】Gian truân đời nghệ sĩ
(CMO) Dưới ánh đèn sân khấu, người nghệ sĩ thật lung linh. Họ được ca tụng và tán thưởng nồng nhiệt. Nhưng ít ai biết rằng, đằng sau ánh hào quang đó, đời người nghệ sĩ lắm nỗi truân chuyên.
Nghệ sĩ Nguyễn Quốc Tín, Trưởng đoàn Cải lương Hương Tràm, bày tỏ: “Cái "nghiệp” đã đưa anh em chúng tôi đến với nhau. Khi người nghệ sĩ mang lời ca, tiếng hát, đem niềm vui đến cho mọi người thì không cần nhận lại gì ngoài tình cảm của quý khán giả".
Dấu ấn vàng son
Nghệ sĩ Quốc Tín kể lại, những ngày đầu “nhập ngũ” đầu 1990, đoàn rất đông anh em nghệ sĩ, trên dưới 70 người. “Thời đó, trang thiết bị còn rất thô sơ; âm thanh, ánh sáng không được hiện đại như bây giờ. Micro phải có người trong cánh gà kéo qua kéo lại để diễn viên thoại lời. Khó khăn là vậy, nhưng anh em rất tâm huyết với nghề vì rất đông khán giản đến xem, mỗi đêm có thể từ 5 – 6 ngàn người. Có những hôm đang diễn trời đổ mưa, khán giả vẫn dầm mưa để xem anh em chúng tôi diễn hết tuồng”, nghệ sỹ Quốc Tín nhớ lại.
Thời bao cấp là thời hoàng kim của cải lương, nhưng thời ấy, anh em nghệ sĩ chưa nhận được nhiều sự quan tâm, hỗ trợ, do kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Với niềm đam mê, nhiệt huyết với nghề, họ không màng khó khăn, vất vả luyện tập những vở kịch, tuồng hát với mong muốn cống hiến và phục vụ cho cộng đồng.
Bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết, từng làm "chị nuôi" của đoàn hơn 30 năm, tâm tình: “Những năm 90, mỗi lần đoàn đi diễn từ 5-6 tháng mới về. Đoàn diễn ở vùng sâu, vùng xa, diễn từ Nam chí Bắc. Tôi nhớ nhất là những lúc đoàn diễn ở vùng nông thôn, bà con ở đó gặp nghệ sĩ họ mừng lắm. Những cụ ông, cụ bà lưng còng, chống gậy đi khập khiễng mà hễ nghe có đoàn hát về là ra tận đầu ngõ đón và mời về nhà dùng cơm cho bằng được”.
Người nghệ sĩ đi đến đâu đều gieo vào lòng khán giả những niềm thương, nỗi nhớ qua từng vai diễn, qua những lời tâm sự đến “cháy lòng”. Khán giả cùng khóc, cười với nhân vật, phẫn nộ trước cái tàn ác, bất công mà nhân vật phải gánh chịu. Nên giữa khán giả và nghệ sĩ cũng có nhiều kỷ niệm đáng nhớ.
Nghệ sỹ Quốc Tín kể: “Lúc đoàn hát vừa đến, tôi với anh kép độc được một chị tầm khoảng 30 tuổi mời về nhà dùng cơm và ở nhờ vài hôm. Nhưng sáng hôm sau, thấy thái độ của chị khác lạ, tôi hỏi chị: “Sao hôm nay em thấy chị buồn quá vậy?”. Chị trả lời tôi mà trong ánh mắt còn hiện lên nỗi căm hờn: “Mấy anh đi chỗ khác ở nhờ đi, tôi không cho mấy anh ở đây nữa. Mấy anh ác quá à”. Thì ra đêm hôm chị coi tuồng chúng tôi diễn, thấy anh kép độc diễn quá đạt nên chị nhập tâm vào tuồng, ghét luôn anh ở ngoài đời thường. Ấy vậy mà khi đoàn hát lưu diễn nơi khác, chị lại là người lưu luyến không nguôi”.
“Nhìn thấy hình ảnh bà con xúng xính, “tay xách nách mang” những món quà quê đến tiễn anh em trong đoàn mà không ai kìm được xúc động. Người thì tặng nải chuối, người cho vài lon gạo, con gà, con vịt, mớ rau.. và không quên căn dặn là “nhớ về đây hát cho tụi tui nghe nữa”. Và những tình cảm đó chính là động lực lớn nhất để mọi người phấn đấu từng ngày”, nghệ sĩ Quốc Tín bùi ngùi.
Nỗi lòng nghệ sĩ
Thời hoàng kim của cải lương đã qua. Hiện nay, nhiều loại hình nghệ thuật ra đời, sức cạnh tranh cao và đã lấn át loại hình sân khấu này. Nhưng không vì vậy mà anh em nghệ sĩ chùn bước, họ vẫn luôn cố gắng từng ngày, vẫn theo đuổi niềm đam mê cháy bỏng.
Nối gót đàn anh đi trước, nhiều nghệ sĩ trẻ ở đoàn Cải lương Hương Tràm đã làm nên tên tuổi như: Nghệ sĩ Lịch Sử, Hoa Phượng, Kim Hiền… và mỗi người đều có cuộc sống và những tâm sự riêng về nghề ca hát. Đa phần những cô đào hát (nữ nghệ sĩ cải lương) sẽ hoạt động khó khăn hơn kép hát (nam nghệ sĩ cải lương) khi lập gia đình. Vì là phụ nữ nên họ phải dành nhiều thời gian để thực hiện bổn phận làm mẹ, làm vợ và đôi khi phải làm dâu. Cũng có người vì điều này phải tạm bỏ nghề và cũng có người chọn riêng cho mình cuộc sống độc thân.
Nghệ sĩ trẻ Trần Thị Ny khi ước mơ đứng trên sân khấu để phục vụ khán giả đã thành hiện thực. |
Nghệ sĩ Ưu tú Hoa Phượng đã dành trọn thanh xuân của mình để cống hiến cho nghê thuật. Năm 14 tuổi, chị thi tuyển vào đoàn Cải lương Hương Tràm. Đến năm 18 tuổi, chị đoạt Huy chương Vàng giải Triển vọng Trần Hữu Trang (1999-2000). Kể từ đó, thành công, giải thưởng liên tục đến với chị. Không chỉ sở hữu ba Huy chương Vàng, hai Huy chương Bạc và nhiều bằng khen, giải thưởng tại các kỳ liên hoan, mà từ nhiều năm nay, Hoa Phượng còn được xem là một trong những gương mặt sáng giá của sân khấu cải lương khu vực miền Tây Nam bộ.
Trong đợt phong tặng danh hiệu NSƯT, NSND tháng 4/2012, Hoa Phượng đã trở thành một trong những NSƯT trẻ của sân khấu cải lương. Khi hỏi về chuyện lập gia đình, chị nói: “Tôi không phải là người "kén cá chọn canh", nên khi nào cái duyên đến thì nó sẽ đến. Tôi không đặt ra mẫu hình lý tưởng phải như thế nào, miễn là hai người yêu thương và thông cảm cho nhau là được”.
Sau bao năm gắn bó trong nghề, bằng những kinh nghiệm và sự cố gắng của bản thân, chị đã thực hiện thành công đề tài sáng kiến “Hoàn thiện phong cách nghệ thuật, biểu diễn sân khấu, kết hợp với phương pháp cho diễn viên tập sự”. Đã có nhiều bạn diễn viên trẻ được chị dẫn dắt về phương pháp ca, diễn.
Nghệ sỹ Hoa Phượng chăm chút việc nhà những khi không lưu diễn. |
Chị trải lòng: “Nếu bây giờ tôi kết hôn, tôi có thể tạm ngừng diễn thời gian để vun vén cho gia đình. Nhưng đó chỉ là suy nghĩ cho tương lai, còn bây giờ thì tôi vẫn đang tìm một nửa cho chính mình”.
Với nụ cười tươi rói, chị Trần Thị Ny, nghệ sĩ trẻ đoàn Cải lương Hương Tràm cho biết: “Tôi vào đoàn khoảng 5 tháng. Tất cả các anh chị em đều sống trong khu tập thể này. Mọi người rất yêu thương, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau”.
Nữ nghệ sĩ trẻ Trần Thị Ny quê ở xã Khánh An, huyện U Minh. Ám ảnh tuổi thơ đầy khổ cực và lắm gian nan, chị Ny kể: “Tôi sinh ra trong gia đình nghèo và đông anh em. Gia đình không có đất sản xuất nên cha mẹ phải làm đủ thứ nghề để nuôi chị em tôi. Thương cha mẹ và mong muốn các em có cuộc sống tốt hơn, tôi qua Kiên Giang phụ giúp việc nhà để gởi tiền về cho gia đình. Những lúc mệt nhọc, buồn phiền, tôi hay hát để quên đi nỗi niềm xa nhà. Thấy tôi có khiếu, mọi người khuyến khích tôi đi thi”.
Với khả năng thiên bẩm của mình, chị đã đoạt giải Ba Tiếng hát Phát thanh truyền hình tỉnh Kiên Giang năm 2014 và giải Ba Tiếng hát Phát thanh truyền hình giải Bông Tràm tỉnh Cà Mau năm 2016.
Chị Ny nói: “Mong muốn lớn nhất của tôi là đứng trên sân khấu để phục vụ khán giả. Và bây giờ, tôi rất vui mừng vì đã có cơ hội đó. Vậy nên tôi quyết tâm dành hết thời gian để phấn đấu trong sự nghiệp và chưa nghĩ đến chuyện lập gia đình”.
Người nghệ sĩ là những sứ giả truyền cảm xúc đến cho khán giả. Nhưng để làm được điều đó, họ phải hy sinh rất nhiều, không chỉ đơn thuần và những giọt mồ hôi, giọt nước mắt mà cả hạnh phúc riêng của bản thân.
Ngọc Trầm
Đoàn Cải lương Hương Tràm tiền thân là Đoàn Văn công giải phóng tỉnh Cà Mau. Lúc ra đời chỉ là Đội thông tin tuyên truyền, vỏn vẹn trên dưới 20 cán bộ, diễn viên, nhạc công, chủ yếu là dùng loa phóng thanh tuyên truyền, phát động phong trào cách mạng trong quần chúng Nhân dân vùng nông thôn và vùng địch kềm kẹp, phóng thanh vào đồn bốt giặc kêu gọi binh sĩ phản biến, phản chiến ôm súng trở về với Nhân dân. Đoàn luôn sát cánh cùng bộ đội trong chiến đấu, bao vây đồn địch với phương châm “tay súng – tay đàn”. Nghệ sĩ của đoàn vừa là đội quân xung kích đi đầu trên mặt trận chính trị, tư tưởng, văn hóa, vừa là lực lượng vũ trang cầm súng, cán bộ binh vận kiên cường chiến đấu bằng ba mũi giáp công. Với những thành tích đáng trân trọng từ trong kháng chiến cho đến thời bình mà anh em nghệ sĩ Đoàn Cải lương Hương Tràm đạt được, tháng 10/2012, Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân cho đơn vị này. |
下一篇:Chuỗi sự kiện VNG Ironman 70.3 Việt Nam đã có phiên bản online
相关文章:
- Nhiều tuyến đường miền núi phía Bắc sạt lở sau mưa lớn
- 500 suất cháo ấm lòng người bệnh trong đại dịch
- Cuộc đổi ngôi ngoạn mục
- Gia đình anh Quách Thích ở Hòa Bình được ủng hộ hơn 50 triệu đồng
- 35 công ty doanh thu cao nhất thế giới năm 2024
- Cha vật lộn trên biển, con gồng mình chiến đấu với bệnh tật
- Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày cuối tháng 10/2021
- P&G Việt Nam tiếp tục tài trợ tuyến đầu chống dịch và khu cách ly
- Nút home trên iPhone 7 không hoạt động với găng tay
- Sau 3 tháng ghép thận, sức khỏe bé Thổ Văn Minh phục hồi tốt, tăng 4kg
相关推荐:
- Công bố giải thưởng ASEAN ICT Awards 2016 tại Việt Nam
- TKV ủng hộ 200 tỷ đồng cho Quỹ vắc xin phòng Covid
- Cậu bé mắc ung thư xương được bạn đọc giúp đỡ hơn 75 triệu đồng
- Bé Nguyễn Vũ Hoàng Hải bị bỏng nồi canh nóng đã được xuất viện về nhà
- Nhạc trực tuyến Apple Music cán mốc 20 triệu người dùng trả phí
- Nợ công chia rẽ châu Âu và Mỹ
- Tổ Covid cộng đồng : Nhưng cư dân không nề hà nơi “ đầu song ngọn gió”
- Xin cứu người đàn ông bị hoại tử chân tay, tính mạng nguy kịch
- Top legislator presents Tet gifts to disadvantaged people, armed forces in Yên Bái
- “Thế giới chuyển sang khủng hoảng tăng trưởng”
- Dự án báo chí của Facebook chính thức tuyên chiến với tin tức giả
- Nhận định, soi kèo Barbastro vs Barca, 01h00 ngày 5/1: Khách thắng nhẹ
- Mở đầu năm 2025, lợi suất trái phiếu chính phủ tăng nhẹ ở các kỳ hạn
- Mưa ngập, ùn tắc kéo dài trên cao tốc Phan Thiết
- Thư rác chiếm 56% tổng số lưu lượng thư điện tử toàn cầu
- Của nhà cũng trộm
- iPhone 7 sẽ chính thức ra mắt vào ngày 7/9
- Chứng khoán tuần qua: Thị trường điều chỉnh tích lũy, thanh khoản chưa cải thiện
- Mùa giải Mai Vàng lần thứ 30 tôn vinh cống hiến của nghệ sĩ Việt
- Loạt siêu phẩm phim ảnh, thể thao hấp dẫn trên K+ dịp Tết Ất Tỵ 2025