当前位置:首页 > Cúp C1 > 【số liệu thống kê về rb leipzig gặp fc augsburg】Kinh tế toàn cầu cần sức bật để vượt qua vùng ảm đạm khi tăng trưởng giảm tốc

【số liệu thống kê về rb leipzig gặp fc augsburg】Kinh tế toàn cầu cần sức bật để vượt qua vùng ảm đạm khi tăng trưởng giảm tốc

2025-01-10 15:52:41 [Nhà cái uy tín] 来源:88Point

Người dân mua sắm tại một chợ ở London (Anh). (Ảnh: AFP/TTXVN)

Người dân mua sắm tại một chợ ở London (Anh). (Ảnh: AFP/TTXVN)

Trong các báo cáo công bố mới đây,ếtoàncầucầnsứcbậtđểvượtquavùngảmđạmkhităngtrưởnggiảmtốsố liệu thống kê về rb leipzig gặp fc augsburg các tổ chức quốc tế đã đưa ra các dự báo ảm đạm về kinh tế toàn cầu năm 2024, khi cho thấy đà tăng trưởng giảm tốc.

Các yếu tố như xung đột leo thang tiềm ẩn nguy cơ về các cú sốc nguồn cung, các điều kiện tín dụng thắt chặt và lãi suất cao trong thời gian dài đã cản trở đà tăng trưởng của kinh tế toàn cầu.

Những dự báo ảm đạm

Ngày 9/1, Ngân hàng Thế giới (WB) đã công bố báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu mới nhất. Tốc độ tăng trưởng của kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ chậm lại trong năm thứ ba liên tiếp, từ mức 2,6% của năm 2023 xuống 2,4% vào năm 2024.

Theo WB, năm 2024 có thể sẽ khép lại chuỗi 5 năm kinh tế toàn cầu tăng trưởng với tốc độ thấp nhất trong vòng 30 năm trở lại đây.

Các nền kinh tế đang phát triển được ước đoán chỉ tăng trưởng 3,9% trong năm 2024, thấp hơn 1 điểm phần trăm so với mức trung bình của thập kỷ trước.

Sau số liệu đáng thất vọng vào năm ngoái, các nền kinh tế có thu nhập thấp được cho là sẽ tăng trưởng yếu hơn dự báo trước đây, ở mức 5,5%.

Trong khi đó, ở các nền kinh tế tiên tiến, tốc độ tăng trưởng sẽ giảm xuống còn 1,2% trong năm 2024, từ mức 1,5% của năm 2023.

Tăng trưởng ở hầu hết các nền kinh tế lớn chậm lại, thương mại toàn cầu đình trệ và các điều kiện tài chính bị thắt chặt nhất trong nhiều thập kỷ.

Tăng trưởng thương mại toàn cầu trong năm 2024 dự kiến chỉ bằng 50% mức trung bình của thập kỷ trước đại dịch.

Báo cáo của WB cho rằng kinh tế toàn cầu hiện đang tốt hơn so với một năm trước, với nguy cơ suy thoái hạ nhiệt, phần lớn nhờ sức mạnh của kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, căng thẳng địa chính trị gia tăng có thể tạo ra những mối đe dọa mới trong ngắn hạn.

Trong khi đó, trong Báo cáo Tình hình Kinh tế Thế giới và Triển vọng 2024 công bố trước đó vào ngày 4/1, Liên hợp quốc đã đưa ra dự báo ảm đạm về kinh tế toàn cầu năm nay, do những thách thức như xung đột leo thang, thương mại toàn cầu yếu, lãi suất cao và các thảm họa khí hậu gia tăng.

Liên hợp quốc dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu sẽ giảm xuống 2,4% trong năm nay, so với mức tăng trưởng ước tính vượt dự báo 2,7% trong năm ngoái. Tốc độ tăng trưởng của cả hai năm đều dưới 3%, mức trước khi đại dịch bùng phát vào năm 2020.

Liên hợp quốc cảnh báo khả năng các điều kiện tín dụng thắt chặt trong thời gian dài và lãi suất tăng là những trở ngại lớn đối với kinh tế thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển nghèo hơn, và cho rằng cần đầu tư để phục hồi tăng trưởng.

kinh te toan cau_2.jpg

Theo WB, căng thẳng địa chính trị gia tăng có thể tạo ra những mối đe dọa mới với kinh tế toàn cầu trong ngắn hạn. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Giám đốc Bộ phận chính sách và phân tích kinh tế của Liên hợp quốc, Shantanu Mukherjee, cho rằng những lo ngại về nguy cơ suy thoái trong năm 2023 đã được ngăn chặn chủ yếu nhờ Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, kiểm soát được lạm phát mà không làm giảm tốc tăng trưởng.

Tuy nhiên, ông Mukherjee cho rằng kinh tế toàn cầu chưa ra khỏi vùng nguy hiểm, khi lãi suất rất cao trong thời gian dài và có nguy cơ về các cú sốc giá cả. Ông cho rằng một cú sốc nguồn cung có thể đưa đến việc tăng lãi suất để đưa lạm phát vào tầm kiểm soát.

Theo báo cáo, lạm phát trên toàn cầu ở mức 8,1% trong năm 2022 ước giảm xuống 5,7% trong năm 2023 và 3,9% trong năm 2024. Tuy nhiên, ở khoảng 1/4 số quốc gia đang phát triển, lạm phát được cho là ở mức trên 10% trong năm nay.

Trong khi kinh tế Mỹ phục hồi ấn tượng trong năm 2023, mức tăng trưởng được dự báo giảm từ 2,5% trong năm 2023 xuống 1,4% trong năm 2024. Với tỷ lệ tiết kiệm của các gia đình giảm, lãi suất cao và thị trường việc làm dần nới lỏng, chi tiêu tiêu dùng được cho là sẽ yếu hơn trong năm 2024 và đầu tư có thể vẫn thấp.

Kinh tế Liên minh châu Âu được dự báo tăng trưởng 0,5% trong năm 2023, 1,2% trong năm 2024, nhờ chi tiêu tiêu dùng tăng khi sức ép giá cả giảm, lương thực tế tăng và thị trường lao động vẫn ổn định.

Theo dự báo, kinh tế Nhật Bản sẽ tăng trưởng 1,2% trong năm 2024, so với mức ước tính 1,7% trong năm 2023. Lạm phát tăng có thể là dấu hiệu cho thấy xu hướng giảm phát chấm dứt sau khi kéo dài hơn hai thập kỷ.

Tại Trung Quốc, lĩnh vực bất động sản đang khó khăn và nhu cầu bên ngoài giảm sẽ khiến tăng trưởng kinh tế giảm nhẹ xuống 4,7% trong năm 2024.

Giữa những lo ngại

Phát biểu tại cuộc thảo luận về triển vọng kinh tế toàn cầu hôm 19/1 tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Davos (Thụy Sĩ), Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), bà Christine Lagarde, cho rằng có những dấu hiệu cho thấy hoạt động tiêu dùng vốn là động lực tăng trưởng kinh tế không còn mạnh như trước.

Bà cho rằng xu hướng này là do tiền tiết kiệm đang giảm dần ở hầu hết các nền kinh tế phát triển, thể hiện qua mức giảm từ 10% xuống "gần như bằng 0."

Tuy nhiên, Chủ tịch ECB cho rằng hoạt động thương mại đang bắt đầu trở lại bình thường. Bà nói thêm rằng vào tháng 10/2023, khối lượng thương mại toàn cầu đã tăng lần đầu tiên sau nhiều tháng.

Một dấu hiệu khác của xu hướng bình thường hóa thương mại là lạm phát chung và lạm phát lõi (không tính giá lương thực và năng lượng) đang giảm trên toàn cầu (trừ Khu vực Sử dụng Đồng Euro).

kinh te toan cau_3.jpg

Công nhân làm việc tại nhà máy sản xuất ôtô ở Oxford (Anh). (Ảnh: AFP/TTXVN)

Tại sự kiện diễn bên lề Hội nghị Thường niên của WEF vào ngày 17/1, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva nhận định tăng trưởng toàn cầu được hỗ trợ tích cực bởi các xu hướng cuối năm 2023.

Bà cho rằng nền kinh tế toàn cầu sẽ có thêm động lực vào năm 2024, với mức tăng trưởng được cải thiện, nhờ khả năng phục hồi mạnh mẽ, vượt qua đánh giá ban đầu vào năm 2023. Lạm phát có thể giảm mà không khiến các nền kinh tế lớn rơi vào suy thoái.

Tuy nhiên, bà Georgieva thừa nhận những thách thức nhất định có thể gặp phải trong quá trình chuyển giao từ năm 2023 sang 2024.

Căng thẳng địa chính trị đang diễn ra như xung đột giữa Israel và Hamas kéo dài và các cuộc tấn công của lực lượng Houthi vào các tàu chở hàng trên Biển Đỏ có thể tiềm ẩn rủi ro, dẫn đến áp lực giá tăng và thách thức đối với chuỗi cung ứng trong năm 2024.

Nhận định về tình hình kinh tế tại Trung Quốc, bà Georgieva kêu gọi nước này kiên trì hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước, giải quyết những lo ngại về nợ và thực thi các quy định trong lĩnh vực bất động sản. Theo bà, những biện pháp này rất quan trọng để ngăn chặn nền kinh tế rơi vào tình trạng tăng trưởng trì trệ.

Về nền kinh tế Mỹ, bà Georgieva đã nhắc đến việc “hạ cánh mềm,” trùng với thời điểm dự kiến thực hiện hạ lãi suất liên bang.

Cùng chung quan điểm, bà Gita Gopinath, Giám đốc Điều hành của IMF, nhận định khả năng "hạ cánh mềm" đã tăng lên đáng kể, cho rằng thị trường không nên kỳ vọng vào khả năng cắt giảm lãi suất nhanh.

Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 11/1, người phát ngôn IMF, Julie Kozack, nhận định kinh tế toàn cầu có thể "hạ cánh mềm" khi lạm phát tiếp tục giảm mà không gây suy thoái kinh tế nghiêm trọng.

Theo bà, kinh tế toàn cầu trong năm ngoái đã cho thấy sự kiên cường hơn dự kiến. Các dự báo suy thoái đối với nhiều khu vực đã không diễn ra. IMF nhận định xu hướng đó sẽ tiếp tục trong năm nay.

Tuy nhiên, việc tốc độ tăng trưởng gần đây và trong trung hạn đạt khoảng 3% là thấp hơn so mới mức trung bình 3,8% trước đại dịch.

Theo bà Kozack, IMF góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của toàn cầu, đặc biệt là trong trung hạn, với các chính sách và cải cách để nâng cao năng suất.

Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala cũng bày tỏ lo ngại về những diễn biến chính trị ở khu vực Biển Đỏ và Kênh đào Suez, cũng như việc Kênh đào Panama đang chịu ảnh hưởng không nhỏ của biến đổi khí hậu.

Bà Okonjo-Iweala cho biết thương mại hàng hóa đã giảm đáng kể vào năm 2023, buộc WTO phải điều chỉnh lại dự báo tăng trưởng từ 1,7% xuống 0,8%.

Tuy nhiên, trong quý cuối cùng của năm 2023, hoạt động thương mại đã có sự phục hồi, dẫn đầu là lĩnh vực sản xuất ôtô, linh kiện và phụ tùng.

Bà Okonjo-Iweala lưu ý WTO lạc quan hơn về năm 2024, dự báo tăng trưởng thương mại 3,3%. Hoạt động thương mại có thể đang tiến tới bình thường hóa nhưng chưa thể bình thường hoàn toàn vì tăng trưởng thương mại vẫn có xu hướng thấp hơn mức tăng trưởng GDP. Bà cho rằng những nhân tố bất ổn khiến việc dự báo trở nên khó khăn./.

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

推荐文章
热点阅读