【tructiep keonhacai】Xuất khẩu nguồn than đang cạn kiệt là lãng phí tài nguyên

时间:2025-01-25 10:27:05来源:88Point 作者:World Cup

xuat khau nguon than dang can kiet la lang phi tai nguyen

Đề xuất xuất khẩu than trong bối cảnh lượng than nhập khẩu tăng "phi mã" là điều hết sức khó hiểu. Ảnh: Hữu Linh.

Cần có nguồn dự trữ

Mới đây,ấtkhẩunguồnthanđangcạnkiệtlàlãngphítàinguyêtructiep keonhacai Bộ Công Thương đề xuất Chính phủ được xuất khẩu than cục, than cám chất lượng cao.

Lý giải đề xuất này Bộ Công Thương cho rằng, hiện mỗi năm trong nước dư thừa (trong nước không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không hết) khoảng 2,1 đến 2,2 triệu tấn than cục, than cám chất lượng cao.

Tuy nhiên, trong văn bản gửi Văn phòng Chính phủ mới đây, Bộ Tài chính có quan điểm khác với đề xuất trên.

Bộ Tài chính phân tích, trữ lượng của các mỏ than có hạn, đặc thù khai thác mỏ là không thể gia tăng đột biến sản lượng khai thác, thời gian đầu tư kéo dài từ 6 đến 8 năm nên việc khai thác, sử dụng cần được tính toán phù hợp để tránh lãng phí tài nguyên.

Bên cạnh đó, để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, khoáng sản khai thác phải được ưu tiên sử dụng cho ngành điện và cân đối cho các hộ tiêu thụ than trong nước.

“Với khối lượng dư thừa 2,1 đến 2,2 triệu tấn mà Bộ Công Thương đề cập không được coi là lượng than trong nước không có nhu cầu hoặc không sử dụng hết mà cần xem đây là lượng than trong nước chưa sử dụng đến”- Bộ Tài chính nhấn mạnh.

Rõ ràng vấn đề xuất khẩu than cần được xem xét một cách thấu đáo và đặt trong bối cảnh quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và nguồn than trong nước đang cạn kiệt.

Nhập khẩu than tăng nhanh

Trong một diễn biến đáng chú ý, sau rất nhiều năm chỉ biết đến xuất khẩu than đá, năm 2014 Việt Nam đã bắt đầu nhập khẩu than đá từ Trung Quốc và nguồn than nhập khẩu ngày càng tăng nhanh.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2015, cả nước nhập khẩu gần 7 triệu tấn than tăng tới 124,8% so với năm 2014.

Đặc biệt, chỉ tính đến trung tuần tháng 3, cả nước nhập khẩu gần 2,8 triệu tấn than tăng tới 2,1 triệu tấn tương đương 300% so với cùng kỳ năm 2015 (cùng kỳ nhập gần 700 nghìn tấn).

Trong một lần trả lời phỏng vấn Báo Hải quan, ông Tô Quốc Trụ, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Năng lượng (VECC) cho biết: Theo quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 (quy hoạch điện VII), để đáp ứng nhu cầu điện của đất nước theo kịch bản cơ sở năm 2020 là 330 tỷ kWh và năm 2030 là 695 tỷ kWh thì ngoài các nguồn thuỷ điện, nhiệt điện chạy dầu- khí, năng lượng tái tạo, điện hạt nhân, cần xây dựng nguồn nhiệt điện chạy than.

Số lượng các dự án nhiệt điện than phải xây dựng của quy hoạch điện VII là 61 dự án với tổng công suất là 71.710 MW, từ đó tính ra nhu cầu than của ngành điện năm 2020 là 67,3 triệu tấn, năm 2030 là tới 171 triệu tấn.

Trong khi đó, theo quy hoạch ngành than Việt Nam đến năm 2020 có xét triển vọng đến năm 2030 thì sản lượng than thương phẩm sản xuất toàn ngành than năm 2020 chỉ đạt 60- 65 triệu tấn và năm 2030 là hơn 75 triệu tấn, trong khi than trong nước sản xuất không chỉ cung cấp cho điện mà còn cho các ngành kinh tế quốc dân khác.

Như vậy, để đáp ứng nhu cầu, nước ta sẽ phải nhập khoảng 100 triệu tấn than vào năm 2030.

Bộ Tài chính dẫn thêm, liên quan đến quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, ngày 12-2-2015, Văn phòng Chính phủ có công văn 49/TB-VPCP thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao Bộ Công Thương chỉ đạo các đơn vị liên quan từ năm 2015 không được xuất khẩu than cám, điều chỉnh hợp lý kế hoạch khai thác và dự trữ than để đảm bảo cho sản xuất điện trong các năm từ 2018 đến 2020.

Ngày 26-3-2015, Văn phòng Chính phủ tiếp tục có công văn 2019/VPCP-KTN thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho phép DN ngành than được thực hiện đến hết năm 2015 với các hợp đồng xuất khẩu than được ký trước ngày ban hành Thông báo 49/TB-VPCP.

Như vậy, theo Phó Thủ tướng, chỉ có các DN ngành thanh được thực hiện (xuất khẩu) đến hết năm 2015 đối với các hợp đồng đã ký trước thời điểm Thông báo 49/TB-VPCP được ban hành (hợp đồng ký trước ngày 12-2-2015).

相关内容
推荐内容