Ngày 7/6/2016 tại Hà Nội,ămViệtNamsẽcókmđườngcaotốbetis – ath. bilbao Bộ Giao thông vận tải (GTVT) tổ chức hội nghị tổng kết công tác đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT và BT giai đoạn 2011 – 2015.
Báo cáo tại Hội nghị, ông Trương Quang Nghĩa, Bộ trưởng Bộ GTVT cho biết, trong giai đoạn 5 năm 2011-2015, tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông do Bộ GTVT đã huy động 444.000 tỷ đồng, trong đó vốn tư nhân là 186.660 tỷ đồng tại 62 dự án theo hình thức hợp đồng BOT và hợp đồng BT.
Trong đó, lĩnh vực đường bộ 58 dự án, hàng hải 2 dự án, ... đến nay, đã giải ngân vốn tư nhân giai đoạn này khoảng 122.000 tỷ đồng. Hai lĩnh vực chưa huy động được là đường sắt và hàng không.
Theo đó đã góp phần đưa vào khai thác 26 dự án, chưa kể 18 dự án khởi công trước năm 2011. Ngoài ra, Bộ GTVT đang triển khai đầu tư 36 dự án với tổng mức đầu tư 112.000 tỷ đồng.
Theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế thế giới, năm 2014 tính khả dụng của hạ tầng giao thông Việt Nam đứng ở vị trí 74, tăng 16 bậc so với năm 2012 và tăng 29 bậc so với năm 2010. Đối với người sử dụng, sẽ rút ngắn thời gian đi lại, giảm chi phí tiêu hao nhiên liệu, khấu hao phương tiện, đi lại trên tuyến đường an toàn hơn.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị TASCO cho rằng, trong những năm qua, đầu tư BOT thu được giá trị rất lớn, do lãi vay ngân hàng có thời điểm rất thấp và không có người vay, nên nhà đầu tư quay sang đầu tư BOT, mặc dù lợi nhuận thấp.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai khẳng định, việc triển khai dự án PPP trong đó BOT, BT hết sức có ý nghĩa. Bộ Tài chính đã ban hành nhiều Thông tư quy định về quản lý các dự án và khung mức phí cho dự án BOT. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để nhà đầu tư thực hiện. Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng phối hợp với Bộ GTVT ban hành các Thông tư thu phí. Quy trình ban hành căn cứ vào hợp đồng Bộ GTVT ký với nhà đầu tư trong đó có cam kết với mức phí nhà đầu tư.
Cũng theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai, những hạn chế của các dự án BOT thời gian qua cần nhìn nhận để khắc phục trong thời gian tới.
Về mức phí, hiện Liên Bộ GTVT và Tài chính đang rà soát và sẽ có phương án tổng thể, trình Chính phủ trong tháng 6 này, để sớm thực hiện giảm mức phí theo chỉ đạo của Chính phủ. Để làm được điều đó, Thứ trưởng Vũ Thị Mai cho rằng, Bộ GTVT cần rà soát lại tổng mức đầu tư, nhanh chóng quyết toán hoàn thành công trình, làm cơ sở để giảm mức phí.
Ngoài ra, thời gian tới, khi chuẩn bị các dự án đầu tư, điều quan trọng nhất là phải lựa chọn xây dựng phương án tài chính hợp lý. Các dự án sau này khi được đầu tư phải được xin ý kiến rộng rãi hơn nữa của nhân dân để thấy được dự án là cần thiết, mức phí là minh bạch.
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, nhiệm vụ của Chính phủ và Bộ GTVT là thực hiện đột phá về hạ tầng giao thông. Mục tiêu sau năm 2020 nước ta sẽ có 2.000km đường cao tốc. Chính vì vậy, Phó Thủ tướng cũng đề nghị Bộ GTVT rà soát chiến lược và có cơ cấu hợp lý giữa các phương tiện, loại hình vận tải, định hướng các trạm thu phí.
Cùng với đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ GTVT, Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước đề xuất cơ chế chính sách pháp luật liên quan huy động các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng liên quan đến BOT. Bộ Tài chính rà soát chính sách phí theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, xây dựng các Thông tư về giá phí BOT, hướng dẫn quyết toán hợp đồng BOT.../.
Trí Dũng