Các quốc gia ASEAN cần hành động để tăng cường vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu Lo ngại mất vị trí dẫn đầu chuỗi cung ứng toàn cầu,ỗicungứngtoàncầuCầnnhiềuhỗtrợhơnchodoanhnghiệpnộtỷ số malaysia hôm nay ngành điều kiến nghị khẩn |
Doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi cung ứng không nhiều
Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành trung tâm sản xuất điện tử của châu Á, điều này được kỳ vọng mở ra cơ hội cho nhiều doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước tham gia vào chuỗi của các "ông lớn" công nghệ hàng đầu như Apple, Intel, Samsung… Nhưng trên thực tế, việc tận dụng cơ hội vẫn là bài toán rất khó với nhiều doanh nghiệp.
Để tham gia vào chuỗi cung ứng của các các tập đoàn lớn, các chính sách trong thời gian tới cần phải tập trung hỗ trợ nhiều hơn cho doanh nghiệp nội |
Bà Đỗ Thị Thúy Hương, ủy viên ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA nhìn nhận, hiện có nhiều hãng điện tử lớn đang chuyển dịch từ Trung Quốc sang Việt Nam tìm kiếm nhà cung cấp. Như việc đối tác của Apple có nhà máy sản xuất linh kiện tại Việt Nam, đã đặt hàng sản xuất các sản phẩm cao cấp hơn như máy tính bảng, máy tính để bàn… thay vì chỉ sản xuất tai nghe như trước đây. Hoặc trong lĩnh vực sản xuất chip, một số ông lớn sản xuất chip trong chuỗi cung ứng của Apple cũng đang xem xét đặt nhà máy tại Việt Nam.
Theo bà Đỗ Thị Thúy Hương, đây là cơ hội của doanh nghiệp Việt Nam, nhưng chắc chắn con đường còn dài để doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng của Apple - vốn được đánh giá là tân tiến, hiện đại trên thế giới.
Chia sẻ thêm, bà Hương cho biết, việc các tập đoàn công nghệ mở rộng chuỗi sản xuất là tín hiệu đáng mừng, nhưng thực tế rất ít doanh nghiệp trong nước tham gia được vào chuỗi.
Thêm vào đó là những hạn chế về nguồn nhân lực chưa theo kịp sự phát triển ngành điện tử. Đặc biệt trong việc tiếp thu và chuyển giao công nghệ. Những vấn đề đặt ra như an ninh phi truyền thống, biến đổi khí hậu, khai thác tài nguyên… cùng những yêu cầu nghiêm ngặt cho doanh nghiệp phải cam kết chịu trách nhiệm về sản phẩm cuối cùng đến tay người tiêu dùng sẽ là thách thức không nhỏ. Câu chuyện “con gà, quả trứng” vẫn chỉ là vòng luẩn quẩn và sẽ tiếp tục xảy ra nếu như các doanh nghiệp không thay đổi tư duy.
Thay đổi tư duy, tạo cơ hội mới
Để giải bài toán vươn lên tham gia vào chuỗi giá trị của các doanh nghiệp, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, nỗ lực của doanh nghiệp là yếu tố chính, song hỗ trợ của địa phương rất quan trọng và định hướng nhà nước mang tính quyết định.
Ông Darren Seah, Giám đốc khối đầu tư và chuyển đổi công nghiệp của Công ty Constellar cho rằng, Việt Nam đang hội tụ nhiều yếu tố, khi có nhiều tập đoàn công nghệ lớn đầu tư và hình thành được mạng lưới doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ ngành điện tử tham gia ngày càng sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tuy nhiên, để trở thành trung tâm sản xuất điện tử của châu Á, ông Darren Seah cho rằng, điều quan trọng nhất với doanh nghiệp Việt Nam là cần kiểm soát về chất lượng sản phẩm, tăng cường kết nối và hỗ trợ từ các đối tác khác như Malaysia, hay Thái Lan nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh, cần tận dụng hết khả năng sáng tạo của mình để tìm kiếm cơ hội mới trong một trạng thái thay đổi, dịch chuyển các chuỗi cung ứng như hiện nay, vươn ra thị trường nước ngoài tạo cơ hôi cho chính bản thân mình.
Chia sẻ về nội dung này, đại diện lãnh đạo Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, một doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư sang Việt Nam được hỗ trợ rất lớn từ tập đoàn mẹ, công ty mẹ ở nước ngoài. Chưa nói đến việc các doanh nghiệp FDI sang Việt Nam đều đưa theo các công ty vệ tinh và những doanh nghiệp đã từng làm trước đây để cùng xây dựng hệ thống của họ.
Chính vì vậy, để tham gia vào chuỗi cung ứng của các các tập đoàn lớn, chính sách về phát triển công nghiệp trong nước cần phải hỗ trợ nhiều hơn cho doanh nghiệp nội. Thực tế, cơ chế chính sách chưa đủ mạnh, còn dàn trải và nguồn lực chưa tập trung như văn bản cao nhất của ngành công nghiệp hỗ trợ là Nghị định 111/2015/NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ, nhưng khi tham chiếu đến các văn bản quy phạm pháp luật khác còn chưa đồng bộ…
Thời gian tới, bên cạnh các chính sách của Nhà nước, bộ ngành, cũng cần sự nỗ lực của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải đáp ứng rất nhiều tiêu chí mà các tập đoàn đưa ra về giá cả, thời gian giao hàng, chất lượng sản phẩm, quy mô nhà xưởng. Cùng với đó, doanh nghiệp còn phải đáp ứng các yêu cầu về môi trường, xã hội.
Ông Phạm Tuấn Anh- Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, hiện Bộ Công Thương cũng đang triển khai nhiều chương trình, dự án hợp tác quốc tế, các doanh nghiệp FDI đã có những chính sách nhất định nhằm hỗ trợ các nhà cung ứng nội địa và bản thân các doanh nghiệp trong nước cũng rất nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh để gia nhập vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI.
Cụ thể, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) đã tích cực tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp điện tử và công nghiệp hỗ trợ. Cụ thể, với Hàn Quốc đã phối hợp xây dựng nên Trung tâm Tư vấn và giải pháp công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (VITASK).
Để chủ động và phát triển nhanh, bền vững cho các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ, Cục Công nghiệp cho rằng, cần tập trung hỗ trợ một số doanh nghiệp triển vọng của Việt Nam nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp này phát triển, đóng vai trò dẫn dắt thị trường trong nước.