Khi nào TP.HCM có sân vận động có thể làm được show diễn BlackPink?ýdoBlackPinkhuỷđêmdiễnởnhan dinh nha cai Tọa đàm Giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2030 vừa diễn ra tại hội trường của Báo Người Lao Động ở TP.HCM. Nhà báo Tô Đình Tuân, Tổng biên tập Báo Người Lao Động chủ trì tọa đàm, phát biểu đề dẫn buổi thảo luận. Theo ông, nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, châu Á đã chú trọng phát triển công nghiệp văn hóa từ lâu và thành công vang dội. Trong khi đó, lĩnh vực này ở Việt Nam hiện nay mới chỉ phát triển tầm trung. Nhiều bất cập, lực cản về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, thể chế chính sách… là điều cần lưu tâm khắc phục. NSND Nguyễn Thị Thanh Thúy, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao TP.HCM cho rằng TP.HCM là địa phương tiên phong, sáng tạo trong việc phát triển công nghiệp văn hóa trong nhiều năm qua, mang lại nhiều giá trị cho xã hội. Điều đó thể hiện qua những chương trình vừa được tổ chức như Lễ hội âm nhạc quốc tế Hò Dô, Liên hoan phim quốc tế TP.HCM HIFF… Tuy nhiên, tất cả chỉ mới là bước đầu và cần nhiều hơn nữa những giải pháp nhân rộng cho kế hoạch đường dài. Bà Thúy dẫn chứng trước khi có show quy mô tại Hà Nội, BlackPink từng đến TP.HCM với ý định tổ chức thêm 2 đêm diễn. Tuy nhiên, do cơ sở vật chất, hạ tầng sân vận động không đảm bảo đủ yêu cầu của nhóm này nên buộc họ phải rút lui. Kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu, Chủ tịch Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật TP.HCM nhận định có nhiều điều cần phải suy nghĩ về công nghiệp văn hóa, với việc quản lý thế nào, nhà nước đầu tư ra sao. Các vấn đề được đưa ra nhưng để từ chính sách đến hành động, thực thi là chuyện không dễ dàng. “Tại sao chúng ta đều biết nhà văn Nguyễn Ngọc Tư viết truyện hay nhưng không dịch được sang các ngôn ngữ khác? Nhóm BlackPink nổi tiếng với doanh thu rất cao, vậy Việt Nam chúng ta sao không xây dựng ban nhạc như thế vì chúng ta chưa có cơ sở để phát triển như nhóm nhạc Hàn Quốc này. Hàn Quốc muốn có BlackPink thì Chính phủ của họ phải đầu tư 20 năm trước. Theo tôi, muốn vươn lên, tiến lên phải biết trong nước và quốc tế muốn gì. Sản phẩm làm ra phải bán được, không bán được thì không thể nói kinh tế. Do đó rất cần chiến lược bài bản, lâu dài”, ông nói. Trong khi đó, đạo diễn Phạm Hoàng Nam nhấn mạnh vào tính địa phương, bản sắc khi thực hiện văn hóa của nước bạn. Trung Quốc đang làm rất tốt là điều Việt Nam cần học hỏi. Nước này thành công với lễ hội văn hóa vì họ quan trọng tính địa phương, lịch sử bản địa ở mỗi chương trình. Chính việc làm show tốt vừa giúp phát triển văn hóa địa phương, vừa tạo ra nguồn thu nhập lớn để nâng cao kinh tế ở mỗi nơi. Nam đạo diễn nhấn mạnh yếu tố giải trí giáo dục - tức giải trí phải đưa được giáo dục vào. “Chúng ta không có sân vận động hoành tráng. Nhà hát bao năm nay cũ và chưa thay đổi, không đồng bộ. Nhà thi đấu đều xây dựng tạm bợ, không phù hợp làm show. Khi nào TP.HCM có một sân vận động có thể làm được show diễn BlackPink?”, anh đặt vấn đề. Cần hành động cụ thể với ngành văn hóa Đạo diễn Vân Trình (Kiki Trần – đại diện đơn vị từng tổ chức nhiều show diễn Việt Nam ra quốc tế) cho biết đội ngũ sáng tạo Việt Nam rất giỏi chuyên môn, năng động song thiếu va chạm trong việc tham gia các chương trình lớn. Do đó, điều cần thiết là cơ hội để họ chứng minh năng lực sáng tạo, sức trẻ qua các dự án mình góp mặt. Mặt khác, Vân Trình nêu quan điểm nền công nghiệp văn hóa nên quan tâm đến cộng đồng kiều bào ở các nước, vì đây cũng là thị trường tiềm năng. Ông Lê Minh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả Bộ VHTT&DL cho rằng mỗi quốc gia có giá trị văn hóa riêng. Trong đó, Việt Nam là đất nước giàu bản sắc, lực lượng sáng tạo đông đảo cùng nhiều tiềm năng để phát triển. Điều cần thiết lúc này là nâng tầm sản phẩm để tạo ra giá trị thương mại - văn hóa, góp phần phát triển công nghiệp văn hóa. Đặc biệt, ông Lê Minh Tuấn quan tâm đến vấn đề vi phạm bản quyền trong lĩnh vực sáng tạo. "Một sản phẩm công nghiệp văn hóa nếu không bảo vệ tốt sẽ không tồn tại lâu được trên thị trường. Một bộ phim hay chương trình nghệ thuật nhanh chóng bị lan tỏa, sao chép thì sẽ tác động lớn đến bản thân nhà đầu tư, ê-kíp sáng tạo biểu diễn", ông Minh Tuấn nói. Trong khi đó, các nghệ sĩ tham dự tọa đàm cũng đóng góp ý kiến của mình. Đạo diễn Đức Thịnh cho rằng cần có hành động cụ thể, chẳng hạn một nhà hát đáng gọi là nhà hát, phim trường đáng gọi là phim trường... để mọi người có thể đủ điều kiện sáng tạo, làm nghề. NSND Mỹ Uyên nói hiện Sân khấu 5B "rất chật vật với công nghệ số để có thể tồn tại". Chị mong lãnh đạo thành phố, cơ quan quản lý tạo điều kiện, lắng nghe để cùng có giải pháp hợp lý. Bà Nguyễn Thị Thanh Thúy - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM - đưa ra các nhóm giải pháp triển khai trong dự án "Phát triển công nghiệp văn hóa TP.HCM". Đó là tiếp tục tham mưu các giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật; nghiên cứu đề xuất bổ sung vào quy hoạch chung các khu đất có quy mô lớn để phát triển các thiết chế văn hóa, phim trường, trung tâm biểu diễn, trung tâm trưng bày triển lãm…; đầu tư công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực, xây dựng cơ chế, chính sách thu hút nhân tài; Có chính sách ưu đãi thuế, vốn vay, sử dụng đất… nhằm thu hút đầu tư trên lĩnh vực văn hóa; thực thi hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ trong thời đại số, trí tuệ nhân tạo, để phát triển công nghiệp sáng tạo... Ảnh: BTC 'Thiết chế văn hóa thể thao ở nhiều địa phương vừa thừa, vừa thiếu'Ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh, thiết chế văn hóa, thể thao có vị trí đặc biệt quan trọng, nhưng hiện nay có nơi vừa thừa vừa thiếu. |