【gremio vs】Nhân dân cả nước gửi kiến nghị tình hình biển Đông tới Quốc hội
作者:Thể thao 来源:Cúp C2 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-12 16:06:54 评论数:
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Ủy ban thường vụ Quốc hội đã tổng hợp hơn 2.200 ý kiến,ândâncảnướcgửikiếnnghịtìnhhìnhbiểnĐôngtớiQuốchộgremio vs kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước gửi tới kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII.
Kiên quyết phản đối tới cùng
Theo đó, nhân dân cả nước rất bất bình về việc Trung Quốc đã ngang nhiên hạ đặt giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của nước ta, huy động một lượng lớn tàu, thuyền, kể cả tàu quân sự và máy bay để bảo vệ cho việc làm trái luật pháp quốc tế này, đe dọa và làm tổn hại tàu, thuyền của Việt Nam hoạt động hợp pháp tại vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Cử tri cả nước bất bình trước việc Trung Quốc hạ giàn khoan trái phép tại vùng biển đặc quyền của Việt Nam
Nhân dân trong nước, kiều bào ta sinh sống ở nước ngoài cực lực phản đối hành động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, gây tổn hại nghiêm trọng cho quan hệ hợp tác hữu nghị giữa nhân dân hai nước, đồng thời bày tỏ sự đồng tình với lập trường, quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề này qua phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 24 tại Myanmar ngày 11/5/2014 và phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phiên bế mạc Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI ngày 14/5/2014.
Nhân dân tin tưởng và mong muốn Đảng, Nhà nước tiếp tục có biện pháp phát huy truyền thống đoàn kết, anh dũng, kiên cường, nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam, kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, phù hợp với luật pháp quốc tế, đồng thời làm cho Chính phủ và nhân dân các nước trên thế giới hiểu rõ và ủng hộ chính nghĩa của Việt Nam, phản đối việc công khai vi phạm luật pháp quốc tế và các thỏa thuận giữa các nước ASEAN và Trung Quốc để Trung Quốc đưa giàn khoan nước sâu ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, giữ ổn định ở khu vực, đảm bảo tự do hàng hải quốc tế, giữ gìn quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc, vì lợi ích của nhân dân hai nước, các nước trong khu vực và trên thế giới.
Nhân dân cũng kiên quyết phản đối, lên án một số kẻ xấu đã tổ chức các hoạt động xâm phạm quyền, lợi ích của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, ủng hộ chủ trương của Chính phủ xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật, làm tổn hại đến các nhà đầu tư và uy tín của đất nước.
Tình hình biển Đông hết sức phức tạp khó lường
Sáng nay, trong lời biểu khai mạc của mình , Chủ tich Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ nghe và thảo luận báo cáo của Chính phủ về tình hình Biển Đông, cho ý kiến về vấn đề này với tinh thần bằng mọi biện pháp kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia, đồng thời kiên trì gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.
Chủ tich Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu khai mạc
"Chúng ta đều đã biết tình hình ở Biển Đông đang diễn biến hết sức phức tạp, khó lường. Việc Trung Quốc đặt giàn khoan trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cùng với sự hộ tống, trong đó có cả tàu chiến và máy bay quân sự bảo vệ là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, Công ước Liên hợp quốc về luật biển 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông; bất chấp cả những thỏa thuận cấp cao giữa hai Đảng và hai Nhà nước Việt Nam – Trung Quốc”, ông Nguyễn Sinh Hùng nhận định.
Theo đó, Chủ tich Quốc hội nhấn mạnh: Hòa bình và an ninh đang bị đe dọa. Đồng bào ta thực sự lo lắng và kiên quyết phản đối; cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm, chia sẻ tỏ tình đoàn kết với Việt Nam. Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ nghe và thảo luận báo cáo của Chính phủ về tình hình Biển Đông, cho ý kiến về vấn đề này với tinh thần bằng mọi biện pháp kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia, đồng thời kiên trì gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, kiên trì bảo vệ, giữ vững quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước Việt Nam – Trung Quốc.
Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng sau đây: Một là, xem xét, thông qua 10 dự án luật, Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015, điều chỉnh chương trình nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII và năm 2014; cho ý kiến về 16 dự án luật khác. Đây là một nội dung trọng tâm của kỳ họp nhằm tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết của Đảng và Hiến pháp mới, góp phần hoàn thiện thể chế, bảo đảm sự đồng bộ về hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong tình hình mới. Hai là, xem xét, sửa đổi Nghị quyết 35/2012/QH13 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. Ba là, Quốc hội sẽ xem xét báo cáo bổ sung của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2013; triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước của những tháng đầu năm 2014; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2012. Quốc hội chúng ta sẽ tập trung đánh giá những kết quả đạt được, đồng thời cũng thẳng thắn chỉ ra những mặt còn yếu kém để có biện pháp khắc phục trong thời gian tới. Ngoài ra, Quốc hội cũng dành thời gian giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo giai đoạn 2005-2012; nghe các báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri từ kỳ họp thứ 6 đến kỳ họp 7; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn của các vị đại biểu Quốc hội; thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội 2015; xem xét báo cáo công tác các cơ quan của Quốc hội, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng khác. |
Hạ Lan