"Cân bằng trong công việc và cuộc sống là yếu tố quan trọng nhất đối với các ứng viên đang tìm việc ở Việt Nam trong năm nay. Với làn sóng thứ 4 của dịch Covid-19,ườiViệtnhảyviệccóphảivìlươmc vs west ham trực tiếp hàng triệu người đã phải làm việc từ xa, nhiều lĩnh vực dừng hoạt động hoàn toàn. Sau 6 tháng khó khăn, người lao động đang xem xét lại những ưu tiên trong công việc của họ", báo cáo nghiên cứu trong lĩnh vực nhân sự của hai đơn vị YouGov và Grove HR vừa được phát hành cho biết.
Theo nghiên cứu này, 73% người lao động đánh giá sự cân bằng công việc và đời sống là yếu tố quan trọng nhất khi quyết định nhận một công việc mới.
Khái niệm cân bằng ở đây bao gồm sự linh hoạt, không làm thêm ngoài giờ và tiền lương ngoài giờ. Yếu tố lương bổng, đãi ngộ cao thứ hai trong các lý do chuyển việc với tỷ lệ suýt soát 72,9%.
Cụ thể, liên quan đến yếu tố thu nhập, 36% đáp viên cho biết sẽ nghỉ việc nếu lương của họ bị cắt giảm 10%. Nhóm nghiên cứu đánh giá đây là khó khăn của các công ty đối với việc giữ chân nhân sự trong giai đoạn "bình thường mới".
Trong khi đó, nếu muốn săn đầu người từ các công ty khác, báo cáo chỉ ra mức thu nhập hợp lý để thu hút nhân sự là cao hơn 10-30% so với mức lương cũ của họ. 70% người được hỏi cho biết sẽ cân nhắc chuyển việc nếu có cơ hội đạt thu nhập cao hơn từ 10% đến 30% so với con số hiện tại. Ngược lại, nếu mức thu nhập tăng thêm dưới 10%, không nhiều ứng viên mặn mà với việc thay đổi công việc khi chỉ 11% người được hỏi cho biết sẽ cân nhắc.
Đặc biệt, định nghĩa một môi trường làm việc lý tưởng với nhiều ứng viên cũng đã thay đổi sau đại dịch. Nhóm nghiên cứu chỉ ra người lao động Việt mong muốn một nơi làm việc linh hoạt với 40% nhân sự muốn vừa được làm việc tại công sở vừa làm từ xa. Trong khi đó, chỉ 21% số người được hỏi muốn làm việc toàn thời gian tại văn phòng công ty.
Ông Thue Quist Thomasen, CEO YouGov Vietnam, đánh giá sau đại dịch, người lao động muốn đạt được sự cân bằng trong cuộc sống và công việc. Do đó, các doanh nghiệp cần tạo điều kiện thuận lợi để nhân viên làm việc linh hoạt, song song với các chế độ lương bổng và đãi ngộ hấp dẫn.
Kết quả nghiên cứu trên dựa trên dữ liệu thu thập từ cuối năm 2021 với 1.010 đáp viên. Trong đó, phần lớn là lao động trẻ với hơn 70% người được hỏi nằm trong độ tuổi 18-34.
(Theo Dân trí)
4 năm nhảy việc 11 lần, chưa từng "nếm" mùi... thưởng Tết
Còn 2 tháng nữa đến Tết cũng là lúc Thùy lại... nhảy việc. 4 năm đi làm, cô gái nhớ đã có ít nhất 11 lần nhảy việc và gần như chưa từng "nếm" mùi thưởng Tết.