【bảng xếp hạng vdqg phần lan】Báo Italy: Việt Nam là cửa ngõ để EU tiếp cận thị trường ASEAN

  发布时间:2025-01-26 04:22:26   作者:玩站小弟   我要评论
Trung tâm Văn hóa và Thương hiệu Italy tại Việt bảng xếp hạng vdqg phần lan。

Bao Italy: Viet Nam la cua ngo de EU tiep can thi truong ASEAN hinh anh 1Trung tâm Văn hóa và Thương hiệu Italy tại Việt Nam. (Ảnh: Tasteem)

Phóng viên TTXVN tại Rome dẫn trang mạng Affaritaliani.it của Italy mới đây có bài viết về sự kiện Quốc hội Việt Nam vừa phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam-EU (EVIPA) sau khi hai hiệp định này được Nghị viện châu Âu thông qua hồi tháng 2-2020.

Khi các hiệp định này có hiệu lực (dự kiến vào tháng 7 - 8-2020),ệtNamlagravecửangotildeđểEUtiếpcậnthịtrườbảng xếp hạng vdqg phần lan EU sẽ loại bỏ thuế nhập khẩu đối với gần 86% các sản phẩm đến từ Việt Nam, và con số này sẽ được nâng lên tới 99% trong khoảng thời gian 7 năm.

Về phần mình, Việt Nam sẽ xóa bỏ thuế đối với 48,5% số hàng hóa đến từ EU trong năm đầu tiên và mức này sẽ tiếp tục nâng lên tới 91,8% trong vòng 7 năm.

Theo trang mạng trên, đối với Việt Nam, các hiệp định trên mở ra một cơ hội quan trọng để tiếp cận thị trường châu Âu, vốn được coi là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam.

Nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ gia tăng khoảng 20% trong năm nay, 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với kịch bản không có EVFTA.

Các ngành được hưởng lợi từ EVFTA chủ yếu sẽ là dệt may, giày dép, nông sản và thủy sản.

Theo nhiều nguồn tin, việc triển khai EVFTA sẽ làm gia tăng Tổng Sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam thêm 4,6% và tăng xuất khẩu sang EU gần 42,7% vào năm 2025.

Đổi lại, các nước EU sẽ được tiếp cận một nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng với hơn 100 triệu người tiêu dùng, một quốc gia trẻ, năng động với tầng lớp trung lưu đang phát triển và hệ thống giáo dục có chất lượng.

Theo một nghiên cứu của Ủy ban châu Âu (EC), GDP của EU sẽ tăng thêm 29,5 tỷ USD và xuất khẩu sang Việt Nam tăng 29% vào năm 2035.

Trong số các công ty châu Âu ngay lập tức được hưởng lợi từ việc phê chuẩn các hiệp định này chắc chắn có những doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực máy móc và thiết bị gia dụng, sản xuất ôtô, dược phẩm, hóa chất, rượu và nước giải khát, công nghệ thông tin và dịch vụ.

Việc ký kết các hiệp định này cũng có một giá trị mang tính khu vực. Trên thực tế, Việt Nam sẽ trở thành cửa ngõ để các nước EU tiếp cận khu vực ASEAN.

Điều này sẽ tạo thuận lợi cho các quốc gia trong khu vực vốn đang có tốc độ tăng trưởng và phát triển đáng chú ý, đồng thời đang thu hút lượng lớn đầu tư nước ngoài. 

Việt Nam lâu nay vẫn nỗ lực và đã trở thành quốc gia đầu tiên xây dựng mối quan hệ đặc biệt với các nước EU, với kết quả là sự gia tăng đáng kể về kim ngạch thương mại song phương (tăng gấp 5 lần trong 10 năm qua), trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của EU trong ASEAN.

Tuy nhiên, mối quan hệ giữa hai bên không chỉ gói gọn trong lĩnh vực thương mại. Việt Nam đang có kế hoạch thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với mục tiêu chiến lược là trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình và là một trung tâm của khu vực để có thể là một phần trong các chuỗi giá trị toàn cầu.

Các cơ hội tăng trưởng dựa vào FDI là rất lớn. Hiện nay, EU là nhà đầu tư lớn ở các nước ASEAN, nhưng chỉ là đối tác FDI lớn thứ năm tại Việt Nam. Vì vậy, EU vẫn còn nhiều việc phải làm nhằm tạo sự bứt phá.

Đối với Việt Nam, điều đó có nghĩa là cần thu hút các khoản đầu tư có chất lượng từ những công ty mà sẽ phải đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng cao về bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội và đào tạo nguồn nhân lực.

Các cơ hội hợp tác mới đang mở ra cho giới doanh nghiệp châu Âu. Tuy nhiên, những cơ hội này cần được xem xét với tầm nhìn chiến lược, theo đó các công ty châu Âu phải hỗ trợ các công ty Việt Nam về khía cạnh chất lượng, công nghệ tiên tiến, các lĩnh vực mới của nền kinh tế kỹ thuật số và kiến thức quản lý mà Việt Nam không thể tìm thấy ở thị trường nội địa.

Liên quan đến vấn đề này, như các kỹ năng cho phép Việt Nam phát triển theo hướng tránh rơi vào bẫy thu nhập trung bình, cơ hội hợp tác đôi bên cùng có lợi với sự tham gia của nhiều đối tác khác nhau đang hiện hữu.

Tuy nhiên,  điều đó cũng khiến các ngành công nghiệp và thương mại châu Âu phải tự trang bị và đổi mới để không phạm phải sai lầm bi đát trong quá khứ, đó là cạnh tranh theo kiểu cắt giảm tối đa chi phí.

Cùng với những cơ hội nói trên, sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam đang tạo nên các lĩnh vực hợp tác mới. Tuy nhiên, "quả bóng" giờ đây đã chuyển sang phía sân của châu Âu. Vấn đề là liệu châu Âu có đủ năng lực xem xét và lên kế hoạch phát triển cho mình trong 20 năm tới hay không.

相关文章

最新评论