您现在的位置是:La liga >>正文

【tampico madero fc】Những ngày mưa có rêu xanh

La liga1449人已围观

简介Trên con phố lắm hàng quán buôn bán ấy, trong một lần mua sắm trên phố, chị gặp anh. Thì mọi cái du ...

Trên con phố lắm hàng quán buôn bán ấy,ữngngàymưacórêtampico madero fc trong một lần mua sắm trên phố, chị gặp anh. Thì mọi cái duyên trong cuộc sống này đều phải bắt đầu bằng một cuộc gặp, dẫu có thể mọi người sinh ra ở đâu đó, đi học ở đâu đó và bao nhiêu năm cứ đi không về một hướng, để rồi định mệnh để họ gặp nhau. Chị và anh cũng thế, chỉ trong tích tắc định mệnh ấy đã để họ thấy nhau, và ngay tức khắc thành nhân duyên. Mà nhân duyên như người xưa nói thì đều do ông Vi Cố đem sợi tơ hồng cột vào hai người, cho họ ngẫu nhiên gặp nhau.

Và nơi họ gặp nhau lần đầu chính là cái cửa hàng trên con phố đó, cửa hàng của nhà anh, cửa hàng trong căn nhà rất cũ như con phố. Anh bảo, vì đây là khu phố được bảo tồn là nhà cổ cho nên không được xây dựng. Mà thật vậy, không riêng nhà anh, mà những căn nhà chung quanh cũng cũ kỹ với những mái ngói thâm nâu, khi có những cơn mưa xuống thì bỗng chốc chuyển màu xanh bởi rêu ủ mình ở đó bung nở.

Chị là người Quảng Nam, khi đó chị đi du lịch, buồn cười là người Quảng Nam lại chưa bao giờ ghé Hội An. Bạn bè bảo chị đúng là con người thật là vô tình, chị chỉ cười, và cũng có thể nếu chị đi sớm hơn, chắc gì chị và anh gặp nhau? Chuyến xe buýt từ Tam Kỳ đôi khi dùng dằng ném khách ngay ngã ba vào nơi đó, rồi chỉ cần gọi một chiếc xe ôm là họ chở ngay tới. Hoặc, cũng có thể leo lên chiếc xe máy mà đi. Nói chung là có nhiều cách để tới Hội An, và chị chọn cách của riêng mình là đi xe khách.

Chị bảo với anh như chị nghĩ: “Nếu em đi sớm hơn thì em đã gặp người khác rồi”. Anh cười: “Có lẽ thế”. Anh tốt nghiệp mỹ thuật, thay vì đi làm anh lại về nhà vẽ mặt nạ bán cho du khách, vì thế nhà anh là nơi duy nhất bán mặt nạ, còn đa phần ở đây họ bán đèn lồng, đồ cổ và các món ăn đặc trưng, nhiều chỗ lại mở tiệm may lấy liền. Các tiệm may lấy liền ở đây khá độc đáo là sau khi khách lựa vải, đo kích thước, ra phòng khách ngồi đợi quần áo may luôn chứ chẳng phải hẹn đến hôm sau.

Chị bị cám dỗ bởi những chiếc mặt nạ trong cửa hàng của anh. Thế là chỉ là tình cờ tạt vào như có một ai đó đưa chị vào. Chị cứ ngắm những chiếc mặt nạ vẽ trên mấy cái rổ nhỏ, suýt xoa. Khi đó chị chỉ ngắm mặt nạ mà chẳng buồn ngắm anh. Còn anh thì lại quan sát chị và chú ý đến từng biểu cảm trên gương mặt chị. Khi chị lựa được chiếc mặt nạ thì anh gói cẩn thận, nói: “Cái này tặng cô, cô đừng từ chối nha”. Chị đã không vội về, đồng ý cùng uống với anh một ly trà ở cái quán nhỏ bên cạnh.

Có một lần, khi mùa mưa bắt đầu, anh đã tới nơi chị ở, mà chị lại ở tận Tam Kỳ chứ đâu có gần, bảo chị leo lên xe để anh cho chị đi xem rêu. Rêu mà có gì mà xem. Nhưng thật là sững sờ khi chị nhìn thấy mưa đã làm hồi sinh cả những mái ngói xanh lên. Anh bảo: “Em đợi tí”. Chị đợi, rồi khi nắng hắt vào cái màu xanh rất lãng mạn đó, những bông hoa rêu bỗng nở ra một màu trắng. Chúng nở trong vòng nửa tiếng đồng hồ rồi tàn lụi.

Rất ít người thấy hoa rêu, bởi con người vốn vô tình cứ lướt qua nhau bởi trăm ngàn bận rộn. Ai mà đợi mưa rồi đợi nắng lên để nhìn lên mấy cái mái ngói trăm năm ấy nhìn rêu nở? Nhưng vào mùa rêu nở ấy, anh ngỏ lời lấy chị làm vợ. Có lẽ anh là người con trai duy nhất đã ngỏ lời trong mùa rêu xanh ở Hội An.

Chị về ở trong lòng phố cổ ấy hồn nhiên như thế. Chị hồn nhiên ở cái tuổi 25 thèm những cơn mưa mùa rơi nhẹ trên đường, rồi cứ để nguyên quần áo chạy ra giữa trời để nghe từng phần da thịt của mình thấm đẫm hân hoan. Cái tuổi của chị trở mình trong căn phòng buổi sáng, không vội vàng rời khỏi giường, mà nhờ nhạc nghe một bài tình ca ngọt ngào.

Nhưng tình yêu đã đưa chị về một không gian khác. Không gian đó không có trong trí tưởng tượng của chị, nó buồn buồn nếu không nói là rất buồn như phố cổ vào những ngày mưa vắng khách. Những ngày mưa đó rêu xanh lắm trên mái nhà, nhưng rêu xanh thì kệ rêu xanh, chị chỉ nghe trong lòng mình những tiếng thở dài rất dài.

Chị không bỏ nghề dạy học, cái khác là thay vì dạy ở Tam Kỳ, chị xin chuyển về ngôi trường nhỏ ở Hội An, cách nhà chừng vài cây số. Còn anh thì giờ cũng đi làm thiết kế cho một công ty, như anh nói: “Để lo tương lai cho hai đứa”. Người ta ít mua mặt nạ, nhà chuyển sang bán lồng đèn và những thứ thông dụng cho du khách. Nhà có bà mẹ của anh và hai cô em chồng đã quá tuổi. Họ trở thành nỗi ám ảnh của chị.

Anh lại thường xuyên vắng nhà, con phố vẫn rộn ràng bước chân du khách, họ đến và đi. Còn chị trở thành một con cá bị mắc trong một cái rọ lớn. Bà mẹ chồng ngồi ngay trước cửa, mỗi lần chị đi đâu phải nói cụ thể cho bà. Không thôi cái giọng trầm bổng của bà nhịp nhàng không cần biết chị có nghe không về nguyên tắc sống. Bà bảo: “Nhập gia thì tùy tục con à. Ngày xưa mẹ làm dâu khổ lắm. Muốn ngủ với chồng cũng xin phép. Tụi con bây giờ có hiện đại cho lắm cũng phải giữ nề nếp”. Ôi, người già hay kể chuyện ngày xưa. Còn hai cô em chồng thì lại ca cẩm chị nấu ăn dở, đôi khi bỏ bữa nửa chừng. Hai cô còn bảo chị khéo chọn quần áo đẹp, mà quần áo của chị đôi khi còn bị xáo tung lên khi chị không có ở nhà. Chị nói thì lại bảo: “Chị đi mét chồng chị đi. Tụi tui lục đó, chị làm gì được tôi”.

Lâu lắm rồi, chị không về nhà. Dẫu khoảng cách từ Hội An đến Tam Kỳ đâu phải là diệu vợi. Chị gọi điện cũng phải thầm thì, rất thầm thì. Bởi trong căn nhà này dường như có vách. Chị thèm ngồi ăn một bữa cơm gia đình, mẹ chị nấu món ăn chị thích, chị thèm lắm. Lâu lắm rồi chị và anh cũng chẳng có một ngày rong chơi. Chị thèm ra biển, chị thèm chạy đôi chân trần trên cát. Hạnh phúc và tự do đôi khi nó lại chẳng song hành trong cuộc hành trình kiếm tìm là vậy.

Buổi sáng hôm ấy mẹ chồng chị gọi ầm ĩ, la mắng vì con dâu ngủ nướng. Buổi sáng hôm ấy hai cô em chồng chuẩn bị mặt nặng mặt nhẹ để mỉa mai chị dâu. Buổi sáng hôm ấy Hội An nắng đẹp. Lũ chim sẻ từ đâu đến bay về đậu trên những hiên nhà gọi bầy. Thế nhưng, cả ba người không tìm thấy chị trong căn phòng chị vẫn để mở, không khóa cửa, còn anh thì vẫn còn đang công tác ở một tỉnh miền Nam.

Chị đã chọn cho mình một cách giải thoát. Chị rời khỏi nhà từ sáng sớm, khi cả nhà vẫn còn mê ngủ, khi con phố kia không một bóng người qua. Chị về nhà mình, ở đó chị có thể nói cười, chị có thể ra khỏi nhà mà chẳng cần lấm lét qua bậc cửa có người canh giữ. Chị thèm tự do, chị thèm chính là mình, vậy thôi. Dẫu trong lòng chị luôn nhớ đến những ngày mưa trên mái ngói có rêu xanh. Chị nhớ mùa rêu đầu tiên anh đã ngỏ lời với chị.

KHUÊ VIỆT TRƯỜNG

Tags:

相关文章